Cập nhật lúc: 15:03 14-12-2022 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
Xem thêm: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
Giai đoạn: 1919-1930
1. Sự kiện được coi như như một “hồi chuông” thức tỉnh tinh thần yêu nước đối với nhân dân ta là: NAQ gửi bản yêu sách đến hội nghị Vexai 18/6/1919.
2. Sự kiện được coi như một “quả bom nổ chậm” làm cho kẻ thù khiếp sợ là: NAQ gửi bản yêu sách đến hội nghị Vexai 18/6/1919.
3. Sự kiện mở ra 1 thời đại mới cho CM VN là: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ra đời năm 1930.
4. Sự kiện khép lại 1 thời kì đấu tranh của nhân dân ta theo khuynh hướng dân chủ tư sản là: thất bại của khởi nghĩa Yên Bái năm 1930.
5. Tiền thân của ĐCSVN 1930 là : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên 6/1925 (vì Mục đích, đường lối chính trị và tổ chức của hội đã thể hiện rõ đây là một đoàn thể có xu hướng Mác xít; Đường lối chính trị đã thể hiện rõ lập trường Cách mạng của giai cấp công nhân.
6. Người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam là : Nguyễn Ái Quốc.
7. Công lao lớn nhất, đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng nước ta là: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc (con đường Cách mạng vô sản).
8. Công lao lớn nhất trong sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, con đường Cách mạng vô sản.
9. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc là: Nguyễn Ái Quốc là đọc sơ thảo Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920) từ đó khẳng định CM VN muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản.
10. Mốc kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là: tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (họp tại Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
11. Sự kiện đánh giá như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân là: Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Đông Dương Meclanh ở Sa Diện tháng 1924.
12. Nguyên nhân chung dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sự chuyển hóa của Tân Việt cách mạng Đảng và sự tan rã của VNQDĐ là do: sự thâm nhập và truyền bá lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào Việt nam.
13. Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác là: phong trào đấu tranh của công nhân Ba son (8/1925).
14. Bước tiến mới của phong trào công nhân VN : cuộc đấu tranh của công nhân Ba son (8/1925).
15. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của phong trào công nhân Việt Nam: là Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
16. Sự kiện đáng dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của CMVN: là Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
17. Sự kiện có tính quyết định để chuẩn bị cho bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc VN là: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
18. Công nhân chuyển hoàn toàn sang tự giác là khi: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
19. Bước ngoặt vĩ đại của CM Việt Nam là: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
20. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất : Nông nghiệp.
21. Giai cấp mới ra đời ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất là: tiểu tư sản, tư sản (Lần 1 công nhân là gc mới; tiểu tư sản và tư sản chưa phải gc).
22. Đặc trưng cơ bản nhất (quan trọng nhất) của giai cấp công nhân VN là vừa mới ra đời đã sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới, đặc biệt là cách mạng tháng 10 Nga.
23. Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là: đòi quyền lợi về kinh tế.
24. Tiền thân của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên là: Tâm Tâm Xã
25. Nòng cốt của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên là: nhóm Cộng Sản Đoàn.
26. Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là: Đông Dương cộng sản đảng.
27. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bị phân hóa thành 2 tổ chức cộng sản là: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
28. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam: Độc lập dân tộc và tự do.
29. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (họp tại Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
30. Sự kiện mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX là Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.
31. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa gc địa chủ phân hóa làm 3: ĐẠI- TRUNG - TIỂU ĐỊA CHỦ/ Tư sản phân hóa làm 2: DÂN
TỘC - MẠI BẢN.
32. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản năm 1929: phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
33. Giai cấp công nhân VN ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của TDP (trước chiến tranh thế giới thứ nhất).
34. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp (sau chiến tranh thế giới thứ nhất).
35. Giai cấp cũ có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của TDP là địa chủ phong kiến và nông dân (là gc cơ bản của xã hội phong kiến).
36. Giai cấp cũ có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của TDP là địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân.
37. Yêu cầu số 1 và bức thiết nhất của nông dân việt nam dưới thời pháp thuộc là độc lập dân tộc.
38. Tính chất xã hội của nước ta từ khi Pháp đặt ách thống trị đến trước cm tháng 8 thành công là: thuộc địa, nửa phong kiến.
39. Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức: Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
40. Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 đã tạo ra cơ sở xã hội (giai cấp) và điều kiện chính trị (phong trào yêu nước) để tiếp thu luồng tư tưởng mới vào Việt Nam.
41. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội VN sau trong thời kỳ thống trị của Pháp là: Mâu thuẫn dân tộc: giữa toàn thể nhân dân vs TDP và tay sai; Mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ phong kiến và nông dân.
42. Mâu thuẫn chủ yếu, bao trùm xã hội VN dưới ách thống trị của TDP là mâu thuẫn dân tộc.
43. Đặc điểm lớn nhất bao trùm của phong trào cách mạng Việt Nam trong thời gian 1919-1930 là: Khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước, 2 khuynh hướng này đấu tranh nhau để giành lấy quyền lãnh đạo đối với cách mạng nước.
44. Hội VNCMTN và Tân Việt CM Đảng đều thực hiện chủ trương vô sản hóa (Tân Việt học theo).
45. Lực lượng đông đảo nhất của cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ nhất là: nông dân
46. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Bái là: Góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước, giúp các nhà cách mạng VN hướng đến con đường khác đúng đắn hơn – con đường cm vô sản.
Nguồn: Tuyensinh247/Tổng hợp: Danhgianangluc.info
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Các bài khác cùng chuyên mục
Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...