Tip ôn thi phần Khoa học - ĐGNL Hà Nội

Cập nhật lúc: 11:15 21-10-2022 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực


Làm sao để ôn thi ĐGNL hiệu quả? Phần khoa học có 5 môn, mà học lệch ban thì làm sao để được điểm cao? Cùng tham khảo một số kinh nghiệm ôn thi phần khoa học sao cho hiệu quả nhất.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM ÔN THI PHẦN KHOA HỌC

Hello mọi người.

Lại một mùa ĐGNL nữa bắt đầu rồi. Mình rất vui vì năm nay mọi người đã quyết tâm ôn thi ĐGNL. Và mình cũng rất vinh dự khi được hỗ trợ mọi người trong hành trình chinh phục kỳ thi ĐGNL năm nay.

Dạo gần đây, mình hay nhận được những câu hỏi kiểu “Anh ơi làm sao để ôn thi ĐGNL hiệu quả ạ?”, hay “Anh ơi, phần khoa học có 5 môn, mà em học lệch ban thì làm sao để được điểm cao ạ?”

Mình là Kiên, một người đã từng dành thời gian khá nhiều để ôn luyện cho kỳ thi ĐGNL

Qua quá trình ôn thi, mình thấy rằng phần khoa học là phần có khối lượng kiến thức rộng nhất, bao trùm cả 5 môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. Điều này đòi hỏi thí sinh phải có lực học dàn trải đều ở các môn. Nhưng hầu hết các bạn đều học lệch ban đúng không? Vì vậy, mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm ôn thi phần khoa học sao cho hiệu quả nhất.

1. Thành công bắt đầu từ sự chuẩn bị

Dù là kỳ thi gì thì cũng đều cần có sự chuẩn bị đúng không nào? Và, qua thời gian ôn thi ĐGNL và thi ĐH, mình thấy nhiều bạn (trong đó có mình) thường mắc phải 2 sai lầm như sau:

1.1 Học tủ, học lệch (aka khả năng cao là tủ đè)

Nhiều bạn ôn thi ĐGNL thường hay nghĩ “Mình học ban tự nhiên không cần ôn mấy môn xã hội” hoặc ngược lại. Đây là 1 sai lầm nhé. Vì trong bài thi, các môn đều có số câu là 10 câu/môn. Chính vì thế, việc học lệch sẽ là 1 bất lợi lớn. Nếu chỉ tập trung ôn những môn chính ban mà bỏ qua các môn khác, thì khi làm bài, những môn các bạn không ôn, bạn sẽ không thể đạt được nhiều điểm. Mà có chắc là những môn các bạn ôn kỹ thì các bạn chắc chắn sẽ đạt điểm tối đa không?

Một số bạn nói là “Em học ban xã hội, không biết làm những bài khó”, hay “Em học ban tự nhiên, không thể nhớ được những nội dung của môn xã hội” thì lời khuyên của mình là:

- Với các bạn ban xã hội: nếu các bạn không làm được những bài khó thì ít nhất hãy học thuộc lý thuyết. Phần lý thuyết chiếm khoảng 40% số câu, và sẽ rất dễ kiếm điểm nếu các bạn học kỹ.

- Với các bạn ban tự nhiên: thay vì cứ đọc đi đọc lại lý thuyết mà mãi vẫn không thuộc, hãy dùng những cách khác như mindmap, flashcard chẳng hạn. Ngoài ra, việc hệ thống kiến thức cũng là 1 cách làm cho việc học thuộc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nha

1.2 Nước đến chân mới nhảy (nhiều khi để qua đầu rồi bơi luôn)

Một số bạn thường nghĩ “Thôi, còn lâu mới thi mà, cứ từ từ”. Đến gần ngày thi, các bạn mở sách và phát hiện sự thật phũ phàng là…khối lượng kiến thức còn dài hơn cả số người yêu cũ của bạn. Các bạn bắt đầu học nhồi nhét, nhiều khi khối lượng kiến thức quá lớn khiến cho các bạn bị tẩu hỏa nhập ma.

Thay vì thế, tại sao chúng ta không ôn ngay từ sớm nhỉ? Như vậy sẽ vửa giảm áp lực, vừa nạp được nhiều kiến thức vào đầu mà không bị nản, đúng không nào. Hãy nhảy ngay khi có giọt nước đầu tiên, đừng để nước qua đầu rồi mới bơi nha.

2. Ôn thi là cả một câu chuyện dài

Để mà nói thì từ lúc ôn thi đến lúc thi là cả một hành trình dài. Và trong hành trình đó, chúng ta sẽ cần phải chuẩn bị những hành trang sau:

- Kiến thức: Cái này chính là thứ quan trọng nhất quyết định 50% thành công của các bạn. Ôn thật kỹ, note lại những phần kiến thức cần nhớ và học thuộc nó. Cái này thì có 7749 kiểu học, các bạn có thể tự tìm ra cách sao cho phù hợp với bản thân mình nhất nha. Đây là cách mà mình đã ôn, các bạn có thể tham khảo

  • Đối với các môn Xã hội: Mình hay dùng sơ đồ tư duy, từ khóa để lưu thông tin 1 cách dễ nhớ.

  • Đối với các môn tự nhiên: Ngoài học lý thuyết thì việc cần làm đó là: Làm đề, làm đề và làm đề. Làm càng nhiều đề thì khả năng trúng dạng đề sẽ càng cao. Ngoài ra việc làm đề cũng là 1 cách để nhớ kiến thức lâu.

- Kỹ năng: Kỹ năng là thứ quyết định 35% thành công của các bạn. Đi thi, ngoài biết làm ra, chúng ta còn phải làm sao cho nhanh và đúng nữa. Hãy luyện đề, làm bài thật nhiều. Tự ép mình phải làm trong khoảng thời gian quy định để xem mình đang yếu ở đâu, mình có thể làm gì để cải thiện

- Tâm lý: Cái này sẽ quyết định 10% thành công của các bạn. Não bộ khi căng thẳng thường khó đưa ra quyết định chính xác. Chính vì thế, các bạn nên giữ đầu óc thật thoải mái, tránh làm việc căng thẳng.

- Còn 5% còn lại là gì? Đơn giản, đó là may mắn (a.k.a nhân phẩm). Dù thấp, nhưng không thể phủ nhận được giá trị của may mắn trong mọi việc (nhất là khi đi thi).

Trên đây là một số kinh nghiệm mình đã rút ra sau quá trình ôn thi. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho mọi người. Hơi dài nhưng cám ơn mọi người đã đọc. Chúc mọi người ôn thi tốt. Thân ái from Mixi with love.

Nguồn: Đỗ Trung Kiên - Tổng hợp: Danhgianangluc.info

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...