Đại học Mở Hà Nội tuyển sinh đánh giá năng lực 2024

Cập nhật lúc: 10:36 05-03-2024 Mục tin: Phương án tuyển sinh Đánh giá năng lực


Trường Đại học Mở Hà Nội xét kết quả bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức - HSA năm 2024 như sau:

1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh:

Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức) bao gồm:

a) Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;

b) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định từng ngành, chương trình đào tạo, phương thức xét tuyển;

b) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ hợp lệ và lệ phí (nếu có) theo quy định;

c) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với những người tàn tật, khuyết tật, tùy tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học, Hiệu trưởng xem xét quyết định.

2. Phạm vi tuyển sinh:

Trường Đại học Mở Hà Nội xét tuyển thí sinh trên cả nước.

3. Phương thức tuyển sinh:

- Trường Đại học Mở Hà Nội xét tuyển căn cứ vào kết quả thi các môn văn hóa từ kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ; xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh; xét kết quả bài thi năm 2024 (bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức - HSA, bài thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức - HUST); xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu; xét kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu; sử dụng phương thức khác (nếu có).

- Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức xét tuyển theo các phương thức xét tuyển trình độ đại học năm 2024 các ngành, cụ thể như sau:

Thí sinh muốn xét tuyển bằng phương thức mã 402 cần tham dự bài thi HSA hoặc HUST, thời gian thi theo lịch thi của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh

- 100: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT;

- 200: Sử dụng kết quả học tập cấp THPT;

- 301: Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh;

- 402: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;

- 405: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

- 406: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển;

- 500: Sử dụng phương thức khác (xét tuyển dự bị đại học,...);

- Q00: Tổ hợp xét tuyển quy ước sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;

- K00: Tổ hợp xét tuyển quy ước sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy do Đạinhọc Bách Khoa Hà Nội tổ chức.

5. Nguyên tắc xét tuyển

5.1. Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển của phương thức sử dụng bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy.

- Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức (HSA)

a. Thí sinh có Tổng điểm từ 75/150 điểm trở lên đủ điều kiện nộp hồ sơ;

b. Không có phần nào trong 3 phần của bài thi HSA (Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học) có điểm <5,0 điểm;

c. Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi HSA*30/150 + [Điểm ưu tiên (nếu có)]

Trong đó:

- Tổng điểm bài thi HSA tính theo thang điểm 150;

- Điểm ưu tiên là tổng điểm của ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành;

5.2. Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức (HUST).

a. Thí sinh có Tổng điểm từ 50/100 điểm trở lên mới đủ điều kiện nộp hồ sơ;

b. Không có điểm từng phần thi trong bài thi HUST dưới mức quy định (Tư duy Toán học ≤ 4 điểm, Tư duy Đọc hiểu ≤ 2 điểm, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề

c. Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi HUST *30/100 + [Điểm ưu tiên (nếu có)]

Trong đó:

- Tổng điểm bài thi HUST tính theo thang điểm 100;

- Điểm ưu tiên là tổng điểm của ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành;

5.3. Nguyên tắc xét tuyển, tiêu chí phụ đối với phương thức xét tuyển sử dụng bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy.

a. Nguyên tắc xét tuyển: Căn cứ vào Điểm xét tuyển (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2), xếp từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu theo từng ngành.

b. Tiêu chí phụ: Nếu ở mức điểm trúng tuyển có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, nhà trường chọn thí sinh có điểm từng phần thi trong bài thi theo thứ tự ưu tiên cao hơn ngoài các tiêu chí cứng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Cụ thể như sau:

- Đối với thí sinh sử dụng bài thi HSA: Phần 1 (Tư duy định lượng), Phần 2 (Tư duy định tính), Phần 3 (Khoa học);

- Đối với thí sinh sử dụng bài thi HUST: Phần thi Tư duy Toán học, Phần thi Tư duy đọc hiểu, Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.

c. Thí sinh chỉ đủ điều kiện trúng tuyển khi đã tốt nghiệp THPT.

Danhgianangluc.info

DÀNH CHO 2K7 – ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?

Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Trang bị phương pháp làm bài suy luận khoa học
  • Bộ 15+ đề thi thử chuẩn cấu trúc mới bài thi ĐGNL

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...