Cập nhật lúc: 10:19 23-04-2024 Mục tin: Phương án tuyển sinh Đánh giá năng lực
Xem thêm: Phương án tuyển sinh Đánh giá năng lực
1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh:
- Tính đến thời điểm nhập học, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.
2. Phạm vi tuyển sinh: Trên cả nước.
3. Phương thức tuyển sinh:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT.
- Phương thức 3:
+ Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2024 của Đại học quốc gia Hà Nội (dự kiến 50% chỉ tiêu của phương thức 3)
+ Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội (dự kiến 50% chỉ tiêu của phương thức 3)
4. Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến phân bổ)
- Đối với phương thức 1: Từ 50% chỉ tiêu đại học hệ chính quy.
- Đối với phương thức 2: Từ 40% chỉ tiêu đại học hệ chính quy.
- Đối với phương thức 3: Từ 10% chỉ tiêu đại học hệ chính quy.
- Đại học lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, máy tính, công nghệ thông tin, kinh doanh và quản lý: 800 chỉ tiêu.
- Đại học sư phạm kỹ thuật: Nhà trường sẽ thông báo khi được Bộ giao nhiệm vụ.
Chỉ tiêu tuyển sinh theo Ngành/nhóm ngành; theo từng phương thức xét tuyển và trình độ đào tạo, cụ thể:
5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức 3
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (dự kiến): Điểm bài thi đạt từ 75 điểm trở lên đối với thí sinh đăng ký dựa vào kết quả thi ĐGNL và từ 50,0 điểm trở lên đối với thí sinh đăng ký dựa vào kết quả thi ĐGTD.
6. Tổ chức tuyển sinh đối với phương thức 3
a) Thời gian nhận Hồ sơ ĐKXT:
+ Đợt xét tuyển sớm: Trước 17h ngày 02/7/2024.
+ Đợt xét tuyển theo Kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT (Đợt 1): Theo lịch của Bộ GD&ĐT.
+ Các đợt xét tuyển bổ sung (nếu còn chỉ tiêu): Nhà trường sẽ thông báo sau.
b) Thời gian xét tuyển: Tổ chức xét tuyển nhiều dợt (dự kiến):
- Đợt xét tuyển sớm: Xét tuyển ngày 05/7/2024
- Đợt xét tuyển theo Kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT (Đợt 1): Theo lịch của Bộ GD&ĐT.
- Đợt xét tuyển bổ sung (dự kiến): Nhà trường sẽ thông báo sau.
c) Hình thức ĐKXT
- Đợt xét tuyển sớm:
Thí sinh thực hiện ĐKXT theo một trong hai cách sau:
(1) Đăng ký xét tuyển trực tiếp: Thí sinh ĐKXT theo Phiếu ĐKXT của Trường và nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên qua đường bưu điện về Ban Tuyển sinh Nhà trường.
(2) Đăng ký trực tuyến trên website Nhà trường: Thí sinh truy cập vào website http://nute.edu.vn/ chọn mục “Đăng ký xét tuyển” hoặc truy cập vào trang http://xettuyen.nute.edu.vn/ để thực hiện đăng ký xét tuyển.
* Bên cạnh việc đăng ký trực tiếp hoặc trực tuyến nêu trên, thí sinh tiếp tục đăng ký xét tuyển trực tuyến trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia trong thời gian quy định của Bộ GD&ĐT; lựa chọn nguyện vọng cao nhất đối với ngành học thí sinh đã ĐKXT.
- Đợt xét tuyển theo Kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT (Đợt 1): Trong khoảng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT thí sinh đăng ký ngành học, thứ tự ưu tiên nguyện vọng khi xét tuyển, tổ hợp xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Thí sinh không bị hạn chế số lượng nguyện vọng, tuy nhiên trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.
- Đợt xét tuyển bổ sung:
Thí sinh thực hiện ĐKXT theo một trong hai cách sau:
(1) Đăng ký xét tuyển trực tiếp: Thi sinh ĐKXT theo Phiếu ĐKXT của Trường và nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên qua đường bưu điện về Ban Tuyển sinh Nhà trường.
(2) Đăng ký trực tuyến trên website Nhà trường: Thí sinh truy cập vào website http://nute.edu.vn chọn mục “Đăng ký xét tuyển” hoặc truy cập vào trang http://xettuyen.nute.edu.vn/ để thực hiện đăng ký xét tuyển.
* Đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh không phải ĐKXT trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
d) Tiêu chí xét tuyển
- Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2024 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức: Điểm xét tuyển (ĐXT) như sau:
ĐXT = ĐĐGNL + (ĐUT x 5)
Trong đó: ĐĐGNL là điểm bài thi ĐGNL; ĐUT là điểm ưu tiên theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường.
- Đối với thí sinh dăng ký xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2024 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức: Điểm xét tuyển (ĐXT) như sau:
ĐXT = ĐĐGTD + (ĐUT x 10:3)
Trong đó: ĐĐGTD là điểm bài thi ĐGTD; ĐUT là điểm ưu tiên theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường.
e) Nguyên tắc xét tuyển:
- Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng dầu vào, xét tuyển chung cho các ngành theo ĐXT của thí sinh từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Xét đến chỉ tiêu cuối cùng mà có nhiều thí sinh cùng ĐXT thì lấy điểm so sánh là điểm phần thi Tư duy định lượng hoặc điểm phần thi Tư duy toán học. Thí sinh nào có điểm so sánh lớn hơn thì được ưu tiên trúng tuyển.
- Trường hợp xét tuyển vẫn còn chỉ tiêu, Nhà trưởng tổ chức xét tuyển đợt tiếp theo theo quy định.
Danhgianangluc.info
Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?
Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Các bài khác cùng chuyên mục
Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...