Cấu trúc đề thi đánh giá đầu vào (V-SAT) Đại học Thái Nguyên

Cập nhật lúc: 10:05 08-05-2024 Mục tin: Tìm hiểu kì thi đánh giá năng lực


Đại học Thái Nguyên tổ chức Kỳ thi V-SAT với 07 môn thi gồm Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Mỗi đề thi có 03 dạng câu hỏi là câu trắc nghiệm đúng/sai; câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (ghép hợp) và câu trắc nghiệm trả lời ngắn.

1. Nội dung bài thi

a) Đặc trưng của bài thi

- Bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, có tính phân loại cao: Bài thi thiết kế theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tỷ trọng các đơn vị kiến thức phù hợp để phân loại, xếp hạng trong việc lựa chọn các nhóm thí sinh đủ năng lực ứng tuyển vào trường đại học theo từng ngành, nhóm ngành, thí sinh;

- Ngân hàng câu hỏi thi được xây dựng theo quy trình khoa học, hiện đại, số lượng câu hỏi lớn đảm bảo khách quan và công bằng trong việc kiểm tra, đánh giá. Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa cho phép so sánh, đối chiếu năng lực thí sinh theo các đối tượng thí sinh, các năm thi tuyển;

b) Nội dung, hình thức và thời gian thi

- Nội dung thi: Xây dựng dựa trên cơ sở kiến thức THPT nhằm đánh giá năng lực vào học đại học của thí sinh, chủ yếu là chương trình lớp 12;

- Môn thi: Tổ chức thi 07 môn thi độc lập, gồm có Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí;

- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm khách quan theo từng môn thi độc lập trên máy tính;

- Thời gian làm bài: Môn Toán 90 phút; các môn Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, mỗi môn thi 60 phút;

- Dạng câu hỏi trong đề thi: Mỗi đề thi có 03 dạng câu hỏi đó là câu trắc nghiệm đúng/sai; câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (ghép hợp) và câu trắc nghiệm trả lời ngắn (minh họa tại Phụ lục chi tiết bài thi kèm theo).

+ Dạng 1: Câu trắc nghiệm Đúng/Sai.

Câu trắc nghiệm lựa chọn Đúng/Sai có định dạng là các nhận định mà người học phải dựa vào hiểu biết của mình để đưa ra quyết định điều đó là Đúng hay Sai. Ngoài phần để hỏi, loại câu hỏi này gồm ba cột, một cột là danh sách những câu hỏi và hai cột còn lại là các ô trống để thí sinh dựa vào hiểu biết của mình đưa ra quyết định chọn Đúng hoặc Sai.

Mỗi câu hỏi loại này thường xây dựng 04 phương án lựa chọn Đúng/Sai.

+ Dạng 2: Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (Ghép hợp).

Là câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ngoài phần để hỏi-phần dẫn, loại câu hỏi này gồm hai cột, một cột là danh sách những câu/ý hỏi và một cột là danh sách các câu trả lời. Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, thí sinh tìm cách ghép những câu hỏi của cột này với các câu trả lời ở cột còn lại sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau.

Phần để hỏi thường được đặt ở cột bên trái, đánh thứ tự câu/ý hỏi bằng chữ số (1, 2, 3...); phần trả lời được đặt ở cột bên phải, đánh thứ tự bằng chữ cái latin (A, B, C...). Để đảm bảo độ giá trị của câu hỏi và giảm thiểu khả năng đoán mò của thí sinh, số lượng lựa chọn ở cột bên phải thường được thiết kế nhiều hơn số lượng các câu hỏi ở cột bên trái.

+ Dạng 3: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.

Với câu trắc nghiệm trả lời ngắn, thí sinh được yêu cầu tìm ra câu trả lời của mình, thay vì lựa chọn câu trả lời từ các phương án cho sẵn. Câu trả lời có thể là một từ, một con số, một biểu tượng hoặc một cụm từ, hay cũng có thể là một câu trả lời đơn giản.

Loại câu trắc nghiệm này thường được sử dụng để kiểm tra việc ghi nhớ thông tin, sự kiện quan trọng hoặc những kiến thức, khái niệm cơ bản; kiểm tra kỹ năng thực hiện một nhiệm vụ; kiểm tra năng lực tư duy, suy luận logic; kiểm tra khả năng áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan.

2. Cấu trúc đề thi gồm:


3. Cách đánh giá

Các bài thi được tính điểm theo cả hai cách: Điểm thô và điểm năng lực. Điểm thô của một thí sinh sẽ là tổng số điểm mà thí sinh đạt được dựa trên số tiểu mục câu hỏi trả lời đúng. Đối với dạng thức câu hỏi Đúng/Sai và Ghép hợp, mỗi câu hỏi có 4 tiểu mục câu hỏi; trả lời đúng mỗi tiểu mục sẽ được 1,5 điểm. Đối với câu hỏi trả lời ngắn, mỗi câu trả lời đúng được 6 điểm. Tổng điểm mỗi bài thi là 150 điểm. Ở bài thi này, để đạt điểm tối đa, thí sinh phải trả lời đầy đủ và đúng 85 tiểu mục câu hỏi thi. Các bài thi được máy tính chấm tự động và thí sinh biết kết quả ngay sau khi thi.

Danhgianangluc.info

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...