Thi đánh giá năng lực là gì?, có bắt buộc phải thi ĐGNL không?

Cập nhật lúc: 14:53 01-08-2024 Mục tin: Tìm hiểu kì thi đánh giá năng lực


Kì thi đánh giá năng lực là gì? kì thi này có bắt buộc không, thi để làm gì?, thi có khó không, Có những trường nào tổ chức thi ĐGNL? Thi ĐGNL khác gì thi tốt nghiệp THPT?

1. Kì thi đánh giá năng lực là gì?

Kì thi đánh giá năng lực là kì thi do các trường Đại học tự tổ chức thi riêng mục đích để xét tuyển vào các trường đại học (bao gồm trường tổ chức thi và các trường sử dụng kết quả kì thi đánh giá năng lực đó để xét tuyển)

Thi đánh giá năng lực là kỳ thi không bắt buộc, là một trong các hình thức để xét tuyển vào đại học. Hiện có các hình thức xét tuyển như sử dụng điểm tốt nghiệp thpt, xét tuyển bằng điểm từ kì thi đánh giá năng lực, xét điểm học bạ, tuyển thẳng, bằng chứng chỉ tiếng anh..

2. Trường nào tổ chức thi đánh giá năng lực?

Các trường tổ chức thi đánh giá năng lực để xét tuyển gồm: 1. Đại học quốc gia Hà Nội (HSA) 2. Đại học quốc gia HCM (V-ACT) 3. Đại học Bách Khoa Hà Nội 4. Trường Đại học sư phạm HCM 5. Trường Đại học sư phạm Hà Nội 6. Khối các trường Công An. 7. Khối các trường Quân Đội 8. Kỳ thi V-SAT đánh giá đầu vào. Sau đây là số lượng trường sử dụng kết quả ĐGNL để xét tuyển.

Kì thi đánh giá năng lực/Tư duy

Số trường sử dụng kì thi này

1. Đại học quốc gia Hà Nội (HSA)

97 Trường sử dụng - Xem danh sách các trường

2. Đại học quốc gia HCM (V-ACT)

109 trường sử dụng - Xem danh sách các trường sử dụng

3. Đại học Bách Khoa Hà Nội 

36 Trường sử dụng - Xem danh sách các trường sử dụng

4. Trường Đại học sư phạm HCM

6 Trường sử dụng - Xem danh sách các trường sử dụng.

5. Trường Đại học sư phạm Hà Nội 

24 Trường - Xem danh sách các trường

6. Khối các trường Công An.

Các trường thành viên thuộc khối ngành công an - Dự kiến 8 trường

7. Khối các trường Quân Đội

Hệ thống các trường Quân đội

8. Kỳ thi V-SAT đánh giá đầu vào

18 Trường sử dụng - Xem danh sách các trường sử dụng

Trong đó hai kì thi là thi năng lực do Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đại học Quốc Gia HCM tổ chức có ảnh hưởng lớn và được hàng trăm trường Đại học sử dụng để xét tuyển vào Đại học và hai kì thi này ngày càng có sức ảnh hưởng lớn do đánh giá đúng năng lực của học sinh.

>> Xem danh sách các trường Đại học Sử dụng điểm thi ĐGNL, ĐGTD, V-SAT năm 2025 TẠI ĐÂY

3. Cách thức thi đánh giá năng lực

Để tham gia thi đánh giá năng lực học sinh cần trải qua 6 bước 

Bước Nội dung
1 Theo dõi thông tin ngày mở đăng ký dự thi
2 Đăng ký ca thi, đăng ký nguyện vọng và thanh toán lệ phí thi
3 IN giấy báo dự thi
4 Tham gia thi đánh giá năng lực
5 Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 1/2025
6 Với ĐHQGHCM cho phép điều chỉnh nguyện vọng (nếu có nhu cầu)

 3. HSA, V-ACT, TSA viết tắt là gì? 

HSA- High School Student Assessment  - Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông - Do Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức.

V-ACT - Kỳ thi Đánh giá Năng lực học thuật hay gọi là kì thi đánh giá năng lực HCM tổ chức.

TSA - Thinking Skills Assessment (TSA) - Đánh giá Kỹ năng Tư duy - Hay gọi là Kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa tổ chức được Đại học Bách khoa Hà Nội chuẩn bị kỹ lưỡng trong nhiều năm qua và bắt đầu tổ chức từ năm 2020. Với mục tiêu mang các kỳ thi đánh giá tư duy của các nước phát triển trên thế giới (SAT, ACT...) về với học sinh Việt Nam, kỳ thi đã ứng dụng những công nghệ khảo thí hiện đại nhất vào trong tất cả các công đoạn thi. Kết quả của kỳ thi nhằm phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học trong nước và quốc tế.

4. Thi đánh giá năng lực thi bao nhiêu môn và là những môn gì? 

Kì thi Đánh giá năng lực

Môn thi kì thi đánh giá năng lực

1. Đại học quốc gia Hà Nội - Thi trên máy tính - Nhiều đợt thi 

Cấu trúc gồm 3 phần:
- Phần 1 gồm Toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút);
- Phần 2 gồm Ngôn ngữ - Văn học (50 câu hỏi, 60 phút);
- Phần 3 gồm Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).

Đồng thời năm 2025 sẽ thêm môn Ngoại ngữ là phần thi tự chọn để làm cơ sở cho các trường xét tuyển có yêu cầu để xét tuyển.

>>Xem thêm cấu trúc đề thi ĐGNL Hà Nội 2025 TẠI ĐÂY

2. Đại học quốc gia HCM - Thi giấy - 2 đợt thi

Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ
Phần 2: Toán học – Logic – Phân tích số liệu
Phần 3: Giải quyết vấn đề (lựa chọn môn thi)
(Phần 3 thí sinh lựa chọn làm các câu hỏi thuộc 3 trong 6 nhóm lĩnh vực sau: - Vật lý - Hóa học - Sinh học - Lịch sử - Địa lý - Giáo dục kinh tế và pháp luật)

>>Xem thêm cấu trúc đề thi ĐGNL TPHCM 2025 TẠI ĐÂY

3. Đại học Bách Khoa Hà Nội - Thi máy tính - Nhiều đợt thi 

Tư duy toán học
Tư duy đọc hiểu
Tư duy giải quyết vấn đề

>>Xem thêm cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy 2025 TẠI ĐÂY

4. Trường Đại học sư phạm HCM - Một đợt - Thi trên giấy

(Chưa có thông báo mới cho 2025- Dưới đây hiện đang là thông tin của năm thi mới nhất)

Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc nhiều bài thi trong số các bài thi ở trên để đăng ký xét tuyển vào các ngành học có áp dụng phương thức tuyển sinh theo hình thức xét tuyển dựa trên đề án tuyển sinh của trường.

6 môn được tổ chức: Toán học; Vật lý học; Hóa học; Sinh học; Ngữ văn; Tiếng Anh;

Xét tuyển gồm 3 môn (2 môn còn lại căn cứ vào điểm học bạ THPT). Thí sinh có thể đăng ký dự thi một hoặc một số môn để xét tuyển vào nhiều ngành Trường đại học Sư phạm TP.HCM:

Điểm xét tuyển = (2xđiểm xét tuyển môn quy định thi năng lực vào ngành + môn xét điểm tốt nghiệm 1+ môn xét điểm tốt nghiệp 2) x 0.75 +Điểm ưu tiên.

5. Trường Đại học sư phạm Hà Nội  - Một đợt - Thi trên giấy

Năm 2025, thí sinh được đăng ký thi các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và sử dụng kết quả thi để đăng kí xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy theo yêu cầu của mỗi trường đại học.

Mỗi trường đại học quy định số lượng và tổ hợp môn thi khác nhau để lấy kết quả thi, xét tuyển vào các ngành đào tạo. Vì vậy, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường để đăng kí đúng và đủ số môn thi, phù hợp với nguyện vọng xét tuyển.

>> Xem thêm đề minh họa ĐGNL của ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2025 TẠI ĐÂY

6. Khối các trường Công An - Một đợt - Thi giấy

(Chưa có thông báo mới cho 2025- Dưới đây hiện đang là thông tin của năm thi mới nhất)

Thi một trong hai mã bài thi (CA1 hoặc CA2) để dự thi. Trong đó 


CA1: Phần thi trắc nghiệm và tự luận Toán;  

 

CA2; Phần thi trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn. 

 

Phần thi trắc nghiệm gồm các môn khoa học tự nhiên và xã hội

7. Khối các trường Quân Đội

Thi giống Đại học Quốc Gia Hà Nội

8. Kỳ thi V-SAT đánh giá đầu vào - Nhiều đợt.

Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 (90% kiến thức thuộc chương trình lớp 12; 10% kiến thức thuộc chương trình lớp 10 và lớp 11).

Hình thức thi: Thi trắc nghiệm khách quan theo từng môn thi độc lập trên máy tính.

 

 5. Thời điểm nào thi đánh giá năng lực

Kì thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thời gian mở cổng đăng ký ca thi từ 08/02/2025 cho các đợt thi.

Hệ thống đăng ký ưu tiên cho thí sinh lựa chọn ca thi thứ nhất từ 08/02/2025 đến 24/02/2025.

Từ ngày 25/02/2025 hệ thống cho phép thí sinh đăng ký thêm ca thi thứ hai nếu có nguyện vọng và địa điểm thi còn chỗ trống. Ca thi sẽ tự động đóng khi hết chỗ hoặc trước 18 ngày thi chính thức. Trường hợp thí sinh hủy ca thi, chỗ trống sẽ xuất hiện ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian xác định. Thí sinh đăng nhập tài khoản HSA, chọn Kỳ thi - Đợt thi - Địa điểm thi - Ca thi. Mã địa điểm thi (3 ký tự chữ viết hoa) là mã tuyển sinh của các trường đại học phối hợp tổ chức thi HSA.

Kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2025 được tổ chức làm 2 đợt: 

  • Đợt 1: Ngày thi 30/3/2025
  • Đợt 2: Ngày thi 1/6/2025

>>> XEM LỊCH THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, ĐÁNH GIÁ TƯ DUY, V - SAT ĐƯỢC CẬP NHẬT CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Kì thi đánh giá năng lực khác với kì thi tốt nghiệp THPT ở số lần thi trong năm nhiều đợt và cấu trúc đề thi. Lượng kiến thức kì thi năng lực rộng và còn nhiều điểm thi sinh muốn dự thi cần tìm hiểu. Học sinh xem chi tiết tại đây: https://danhgianangluc.info/tim-hieu-ky-thi-danh-gia-nang-luc-e2164.html

Thi đánh giá năng lực là một hình thức kiểm tra năng lực (sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý dữ liệu hay giải quyết vấn đề) của thí sinh khi thí sinh tham gia xét tuyển vào các trường Đại học thông qua bài thi.

6. Cách ôn thi đánh giá năng lực

Đúng như tên kì thi đòi hỏi năng lực nhất định học sinh và cách học hiểu bản chất và tư duy là rất quan trọng vì thế các em nên học từ công thức của học sinh thi năng lực đã thi và có kết quả cao theo công thức sau:

Bước 1: Học chắc và học hiểu bản chất kiến thức nền tảng phải nắm vùng kiến kiến cơ bản cần ôn.

Bước 2: Luyện bài tập từng phần của bài thi: Đây là đảm bảo học sinh hình dung các dạng bài và một số dạng đặc trưng của thi năng lực

Bước 3: Luyện đề - Đây là bước buộc tất cả thí sinh phải thực hiện vì đề thi năng lực rất dài kiến thức rộng và thời gian ngắn vì vậy việc được làm bài thi thử với sức ép thời gian và phân bổ câu hỏi và giao diện y như thi thật là lợi thế cho thí sinh có cơ hội luyện tập trước khi thi. Và từ việc luyện tập các em cũng biết được mình hổng hoặc yếu kiến thức gì cần bổ sung.

Các em có thể tham khảo khóa học trên Tuyensinh247 được thiết kế đáp ứng thích ứng riêng cho kì thi này và rất nhiều anh chị trước chia sẻ về hiệu quả ôn tập. Các em truy cập tại đây: https://on.tuyensinh247.com/

Phân biệt thi ĐGNL và thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi HOÀN TOÀN ĐỘC LẬP với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích thi đánh giá năng lực là ĐỂ XÉT TUYỂN VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC có sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển trong phương án tuyến sinh của mình. Mỗi thí sinh có thể dùng kết quả của cả hai kỳ thi này để xét tuyển vào Đại học.

Một điểm rất khác của kì thi đánh giá năng lực là cấu trúc đề thi, thời gian làm bài, hình thức làm bài và kỳ thi tổ chức nhiều lần trong năm.

Dù là hai kỳ thi độc lập với nhau nhưng học sinh vẫn phải tham dự kỳ thi THPTQG để xét tốt nghiệp THPT vì ngoài điều kiện có điểm chuẩn ĐGNL đạt yêu cầu trúng tuyển thì học sinh vẫn cần đảm bảo đỗ tốt nghiệp THPT.

Do mục tiêu của kì thi tốt nghiệp THPT chỉ để công nhận tốt nghiệp nên Kì thi đánh giá năng lực ngày càng nhiều trường Đại học sử dụng để xét tuyển và ngày càng ảnh hưởng lớn.

Hiện phương thức xét tuyển vào Đại học mỗi trường và mỗi năm một khác do vậy để cập nhật học sinh cần đọc phương án tuyển sinh của trường mình dự định xét tuyển vào để tìm hiểu. Các phương thức tuyển sinh phổ biến của các trường Đại học như sau:

  1. Xét tuyển bằng kết quả thi THPT (Hiện vẫn là chính nhưng đang xu hướng giảm chi tiêu từ phương thức này.

  2. Xét tuyển bằng học bạ: Hình thức này thường các trường có mức điểm chuẩn thấp hoặc khó tuyển sinh. Hình thức này ít được sử dụng với trường Top đầu.

  3. Xét tuyển bằng thi đánh giá năng lực: Đây là hình thức ngày càng được mở rộng và quan tâm do kết quả việc đánh giá học sinh qua hình thức này được đánh giá tốt và phản ánh đúng năng lực của học sinh.

  4. Tuyển thẳng đại học: Thường áp dụng thí sinh đạt giải quốc gia, kì thi quốc tế, học sinh giỏihọc sinh trường chuyên đủ điều kiện.

  5. Kết hợp giữa học lực với phỏng vấn

    Danhgianangluc.info

 

DÀNH CHO 2K7 – ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?

Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Trang bị phương pháp làm bài suy luận khoa học
  • Bộ 15+ đề thi thử chuẩn cấu trúc mới bài thi ĐGNL

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...