Cập nhật lúc: 08:42 18-02-2023 Mục tin: Phương án tuyển sinh Đánh giá năng lực
Xem thêm: Phương án tuyển sinh Đánh giá năng lực
1. Đối tượng tuyển sinh
(1) Người đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;
- Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định hiện hành;
- Người tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam, ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
(2) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.
(3) Có kết quả ”Đạt” ở vòng đánh giá năng khiếu đối với thí sinh dự tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non.
2. Phạm vi tuyển sinh: Trong cả nước.
3. Các phương thức tuyển sinh
a) Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT);
b) Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định;
c) Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức năm 2023 đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên;
d) Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level): Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level có kết quả 3 môn thi trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60); e) Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 trở lên. Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh cần khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT); f) Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36;
g) Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT;
h) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (quy định trong Phụ lục 1) hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác (quy định tại Phụ lục 2) và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét 3 tuyển đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi THPT năm 2023 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn, riêng khối ngành sức khỏe điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 16 điểm).
Các chứng chỉ quốc tế phải còn hạn sử dụng tính đến ngày ĐKXT (thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày dự thi).
4. Chỉ tiêu tuyển sinh
5. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường
5.1. Các nhóm ngành tuyển sinh
+/ Nhóm ngành Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên (mã nhóm ngành: GD1), gồm các ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tự nhiên.
+/ Nhóm ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (mã nhóm ngành: GD2), gồm các ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử và Địa lý.
+/ Nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác (mã nhóm ngành: GD3), gồm các ngành: Quản trị trường học; Quản trị chất lượng giáo dục; Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Tham vấn học đường.
+/ Ngành Giáo dục Tiểu học (mã ngành: GD4).
+/ Ngành Giáo dục Mầm non (mã ngành: GD5).
5.2. Tổ hợp xét tuyển
Lưu ý:
- Điểm trúng tuyển theo từng nhóm ngành không phân biệt tổ hợp xét tuyển.
* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:
+/ “Đạt” điểm chuẩn theo quy định.
+/ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.
Thông tin về đánh giá năng khiếu dự tuyển ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh tra cứu tại địa chỉ:
http://education.vnu.edu.vn/index.php/WebControl/viewnews/2488.
5.3. Phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3:
Sau hai học kỳ chính của năm thứ nhất, Trường xét phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3 dựa trên các căn cứ:
Điều kiện để được phân ngành: Học đủ số học phần theo kế hoạch học tập của Trường. Trường hợp không học học phần nào, phải có lý do chính đáng và báo cáo trong quá trình học tập. Trường hợp này sẽ không tính điểm và tín chỉ học phần đó. Nếu sinh viên không có điểm và không có lý do chính đáng, những học phần đó sẽ được tính là 0 (không điểm) để tính điểm trung bình chung xét phân ngành. Trường hợp học phần có học phần tiên quyết, nhưng sinh viên chưa học học phần tiên quyết (do phần mềm không lọc hết), nhưng đã học và có điểm cho học phần sau, thì sẽ không tính cho điểm và tín chỉ cho cả 2 học phần.
Phương pháp thực hiện
- Sinh viên đăng kí nguyện vọng vào cuối học kỳ 2 năm thứ nhất (sau khi có điểm tất cả các môn năm thứ nhất).
- Công thức tính điểm xét phân ngành (ĐXPN) như sau:
+/ ĐTHPT 2023 (điểm thi trung học phổ thông năm 2023): Là tổng điểm của tổ hợp môn thi/bài thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được sinh viên sử dụng để đăng ký xét tuyển và trúng tuyển vào Trường ĐHGD hoặc hoặc điểm bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 được quy về thang điểm 30.
+/ TBC: Là điểm trung bình chung có trọng số theo tín chỉ (tính theo thang điểm 10) của năm thứ nhất (không kể học phần giáo dục thể chất, học phần ngoại ngữ), điểm của học phần chuyên môn của ngành sinh viên đăng ký nguyện vọng được nhân hệ số 2.
- Yêu cầu: Điểm của học phần chuyên môn không thấp hơn 4,0 (thang điểm 10).
Danh sách các học phần chuyên môn xét phân ngành:
Nguyên tắc phân ngành
Lấy từ trên xuống theo ĐXPN, theo chỉ tiêu của ngành đã được Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN phê duyệt. Khi sinh viên không đạt được xét phân ngành theo nguyện vọng 1 sẽ được xét đến nguyện vọng 2, 3, v.v. và tương ứng với chỉ tiêu ngành theo nguyện vọng.
- Điểm học phần sử dụng để tính ĐXPN là điểm thi lần 1, không tính điểm học lại và điểm học cải thiện. Những học phần có đòi hỏi học phần tiên quyết sẽ không tính vào ĐXPN nếu điểm của học phần tiên quyết nhỏ hơn 4.00 (điểm của học phần tiên quyết vẫn sử dụng để tính ĐXPN). Những học phần không đòi hòi học phần tiên quyết mà không có điểm sẽ được tính điểm 0.00 khi tính ĐXPN.
- Sinh viên đạt tiêu chí và được phân ngành vào nguyện vọng trước sẽ không được chuyển sang ngành có nguyện vọng sau hoặc ngược lại.
- Trường hợp sinh viên không đăng ký hoặc không được xét vào ngành đã đăng ký thì sẽ được phân vào những ngành phù hợp, còn chỉ tiêu.
- Sinh viên trúng tuyển theo diện xét tuyển thẳng được ưu tiên xét phân vào ngành phù hợp với điều kiện khi đăng ký xét tuyển thẳng.
5.4. Đánh giá năng khiếu đối với thí sinh dự tuyển ngành Giáo dục mầm non
Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu của thí sinh. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:
+/ “Đạt” điểm chuẩn theo quy định.
+/ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.
Thông tin về đánh giá năng khiếu để dự tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh tra cứu tại địa chỉ:
http://education.vnu.edu.vn/index.php/WebControl/viewnews/2488
5.5. Một số điểm mới trong các chương trình đào tạo cử nhân của Trường Đại học Giáo dục.
Nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thị trường lao động, việc tuyển sinh cho năm học 2023 – 2024, trường ĐHGD xác định các định hướng chuyên ngành cho các ngành Quản trị Trường học, Tham vấn Học đường, Khoa học Giáo dục, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học để tạo điều kiện và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. Theo đó, các sinh viên khi trúng tuyển vào các ngành này có thể chọn một định hướng chuyên ngành để học chuyên sâu. Định hướng chuyên ngành của mỗi ngành chỉ được tổ chức nếu có ít nhất 20 sinh viên đăng ký.
Ngoài ra, nếu sinh viên có nhu cầu muốn tiếp tục học thêm định hướng chuyên ngành thứ hai trong ngành đào tạo thì có thể đăng ký học sẽ nhận được các chứng nhận riêng kèm theo bảng điểm đại học.
- Ngành Quản trị trường học: hiện nay các nhà trường thực hiện tuyển dụng theo khung danh mục vị trí việc làm. Do vậy, ngoài định hướng chuyên ngành chung nhà trường xác định thêm 2 định hướng chuyên ngành. Các sinh viên trúng tuyển ngành này có thể lựa chọn một trong 2 định hướng chuyên ngành sau: (i) Quản trị hành chính - nhân sự, nhằm đào tạo nhân lực có các kỹ năng nhân viên hành chính văn phòng và nhân sự; (ii) Kinh tế học giáo dục, nhằm đào tạo nhân lực định hướng đến các kỹ năng của thủ quỹ và kế toán các nhà trường.
- Ngành Tham vấn học đường: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng kí học sâu một trong 3 định hướng: (i) Tham vấn sức khỏe tâm thần, nhằm trang bị sinh viên năng lực đánh giá các khó khăn tâm lý, lập kế hoạch tư vấn, giáo dục kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần; (ii) Tư vấn hướng nghiệp, nhằm trang bị sinh viên năng lực hỗ trợ học sinh về phương pháp học tập, những khó khăn trong học tập, đánh giá thiên hướng nghề nghiệp, lập kế hoạch nghề nghiệp; (iii) Công tác xã hội học đường, nhằm trang bị cho sinh viên năng lực thực hiện các nhiệm vụ như hỗ trợ quản lý học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, kết nối các nguồn lực hỗ trợ học sinh, huy động và triển khai các dự án về sức khỏe tâm thần, tâm lý - xã hội cho học sinh.
- Ngành Khoa học giáo dục: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng kí học sâu một trong 3 định hướng: (i) Nghiên cứu khoa học giáo dục, đào tạo sinh viên chuyên sâu theo hướng làm nghiên cứu để ứng tuyển vào các vị trí công việc như chuyên viên dự án, chuyên viên nghiên cứu và thực hành trong các tổ chức của chính phủ và phi chính phủ có hoạt động liên quan đến lĩnh vực giáo dục và phát triển bền vững; (ii) Tâm lý giáo dục, nhằm đào tạo sinh viên sau này có thể tham gia nghiên cứu và thực hành tâm lý trong nhà trường và đảm nhiệm các vị trí trong phòng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp hay hỗ trợ học tập hoặc trong các viện nghiên cứu tâm lý và giáo dục; (iii) Giáo dục trị liệu, nhằm đào tạo sinh viên sau này làm việc trong môi trường giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt như các cơ sở can thiệp chuyên biệt, trường học hoà nhập, trung tâm can thiệp sớm, trung tâm giáo dục đặc biệt, cơ sở thực hành và nghiên cứu giáo dục đặc biệt.
- Ngành Giáo dục Tiểu học: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng ký học sâu theo một trong 3 định hướng: (i) Giáo dục tiểu học; (ii) Giáo dục tiểu học tăng cường Tiếng Anh; (iii) Giáo dục tiểu học tăng cường Tin học.
- Ngành Giáo dục Mầm non: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng ký học sâu theo một trong 3 định hướng: (i) Giáo dục mầm non tăng cường Tiếng Anh; (ii) Giáo dục mầm non định hướng Montessori và Reggio; (iii) Giáo dục mầm non định hướng STEAM.
Danhgianangluc.info
Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?
Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Các bài khác cùng chuyên mục
Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...