Cập nhật lúc: 14:27 31-10-2023 Mục tin: Đề thi đánh giá năng lực
Xem thêm: Đề thi đánh giá năng lực
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1. Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hữu xạ tự... hương”
A. Thiên
B. Nhiên
C. Lưu
D. Nhân
Câu 2. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. Chuẩn đoán
B. Mạnh dạng
C. Bâng khuâng
D. Suông sẻ
Câu 3. Câu: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã” nghĩa là gì?
A. Thấy việc nghĩa mà không làm là không có dũng khí
B. Người có lòng nhân ái là người anh hùng.
C. Đại dũng là đức tính cao quý của người dụng võ.
D. Thấy việc nghĩa là phải bất chấp xông lên làm anh hùng.
Câu 4. Phép liên kết nào được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý, của quý. Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)
A. Phép thế
B. Phép nối
C. Phép liên tưởng
D. Phép tỉnh lược
Câu 5. Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Cao nhân tất hữu cao nhân...”
A. Trị
B. Vị
C. Tri
D. Chí
Câu 6. “Người Việt Nam không có tâm lý kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí.”
(Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
Từ “kiền thành” trong đoạn văn trên có nghĩa gì?
A. Thành khẩn
B. Thành kiến.
C. Định kiến
D. Bác bỏ
Câu 7. Bài thơ “Bác ơi” của nhà thơ Tố Hữu thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Thất ngôn hiện đại
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Tự do
Câu 8. Điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Ấy thế là hai vợ chồng cãi nhau. Thằng bé thức giấc, the thé khóc. Nhà um lên ”
(Cười - Nam Cao)
A. Những tiếng điếc lác dằn vặt, hắt hủi và khóc lóc.
B. Những tiếng điếc lát dằn vặt, hắt hủi và khóc lóc.
C. Những tiếng điết lát dằng vặt, hắt hủi và khóc lóc.
D. Những tiếng điếc lác dằn vặt, hất hủi và khóc lóc.
Câu 9. “Rầm rập” thuộc loại từ gì?
A. Từ ghép đẳng lập
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ láy bộ phận
D. Từ láy toàn bộ
Câu 10. “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi thuộc loại nào sau đây?
A. Cáo
B. Thơ
C. Văn xuôi
D. Văn vần
Câu 11. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào câu sau:
“Thường thì giáo viên chỉ đơn giản tạo sự cuốn hút từ các... kinh điển cho trẻ và những cuốn truyện cười hoặc những bộ phim hay mà họ có sẵn”
(The leader in Me – Stephen R. Covey)
A. Ách văn
B. Án văn
C. Ánh văn
D. Áng văn
Câu 12. Bối cảnh nạn đói trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân thực tế diễn ra ở miền nào của Việt Nam và do các thế lực nào gây nên?
A. Miền Bắc, do thực dân Pháp và phát xít Nhật
B. Miền Bắc và miền Nam, do thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và phát xít Nhật
C. Miền Bắc, do phát xít Nhật
D. Miền Bắc và miền Nam, do thực dân Pháp và phát xít Nhật
Câu 13. Qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã tố cáo sâu sắc giai cấp thống trị thối nát đương thời ở vùng Tây Bắc Việt Nam, cụ thể là những thế lực nào? Hãy chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.
A. Chế độ phong kiến, thần quyền và cường quyền
B. Chế độ phong kiến, thần quyền và cường quyền, thủ tục lạc hậu
C. Chế độ phong kiến, thần quyền và cường quyền, hủ tục lạc hậu
D. Chế độ phong kiến, thần quyền và cường quyền, hủ tục lạc hậu, thân phận thấp kém của người nông dân nghèo trong thời kì.
Câu 14. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biện vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, dèo De, núi Hồng”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
A. Liệt kê
B. Điệp cú pháp
C. Tương phản - đối lập
D. Chêm xen
Câu 15. Câu nào sau đây không đúng khi nói về bài thơ" Đất nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?
A. Trích từ chương V của Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974
B. Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ trẻ đô thị miền Nam, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược
C. Tố cáo ách đô hộ của các thế lực thực dân- phong kiến đương thời và đồng cảm sâu sắc với số phận của người nông dân nghèo
D. Viết về nền văn hoá gốc nông nghiệp của dân tộc ta, về những truyền thống gần gũi lâu đời được truyền qua bao thế hệ của con người và khẳng định sự hình thành của Đất nướ
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi từ 16 đến 20
“Nói về tàu điện tại Nhật, mỗi khoang tàu đều được thiết kế rõ ràng, đều có một dãy ghế ưu tiên có màu khác biệt dành cho những người có sức khỏe yếu, hoặc tàn tật gọi là “yusenseki”. Người Nhật luôn được biết đến là dân tộc có ý thức rất cao, những người khỏe mạnh lành lặn dù trên tàu có đang chật cứng cũng không bao giờ ngồi vào dãy ghế ưu tiên. Bởi họ biết chỗ nào mình nên ngồi, và chỗ nào không, cộng thêm lòng tự trọng không cho phép họ thực hiện hành vi “sai trái” ấy. Vì vậy gần như trên tàu luôn có chỗ dành cho những người thực sự cần phải ngồi riêng, như người tàn tật, người già, phụ nữ mang thai.
Thứ hai người Nhật không bao giờ muốn mình trở nên yếu đuối trước mặt người khác, nhất là người lạ. Tinh thần samurai được truyền từ đời này sang đời khác đã cho họ sự bất khuất, hiên ngang trong mọi tình huống. Bởi vậy, hành động bạn nhường ghế cho họ có thể sẽ gây tác dụng ngược so với ý định tốt đẹp ban đầu. Người được nhường ghế sẽ nghĩ rằng trong mắt bạn, họ là một kẻ yếu đuối cần được “ban phát lòng thương”.
Thứ ba, dân số Nhật đang được coi là “già” nhất thế giới, tuy nhiên người Nhật không bao giờ thừa nhận mình già. Nếu bạn đề nghị nhường ghế cho người lớn tuổi, việc này đồng nghĩa với việc bạn coi người đó là già, và đây chính là mũi dao nhọn “xiên” thẳng vào lòng tự ái vốn cao ngun ngút của người Nhật. Có thể bạn có ý tốt, nhưng người được nhường ghế sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Bỏ đi nha.
Cuối cùng xã hội Nhật Bản rất coi trọng sự bình đẳng, muốn ai cũng được đối xử như nhau. Họ không thích sự ưu ái, nhường nhịn, bạn đến trước giành được chỗ, chỗ đó là của bạn, người đến sau sẽ phải đứng, đó là điều dĩ nhiên. Kể cả bạn có nhã ý lịch sự muốn nhường chỗ cho một thai phụ, họ cũng sẽ lịch sự từ chối mặc dù trong lòng rất mong muốn có được chỗ ngồi mà bạn đang sở hữu. Bạn đã phải bỏ ra rất nhiều công sức để chiếm được chỗ ngồi ấy và người Nhật không muốn nhận đồ miễn phí, những thứ họ không phải nỗ lực để đạt được.”
(Vì sao người Nhật không nhường ghế cho người già, phụ nữ, Theo Tri thức trẻ -20/8/2015)
Câu 16. Xác định phong cách ngôn ngữ chính của đoạn văn?
A. Sinh hoạt
B. Hành chính
C. Báo chí
D. Chính luận
Câu 17. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 18. Câu văn sau đây: “Họ không thích sự ưu ái, nhường nhịn, bạn đến trước giành được chỗ, chỗ đó là của bạn, người đến sau sẽ phải đứng, đó là điều dĩ nhiên” cho thấy người Nhật luôn hướng tới điều gì trong xã hội?
A. Lẽ phải
B. Tranh giành
C. Bình đẳng
D. Công lý
Câu 19. Câu “Bỏ đi nha” mang tính chất gì?
A. Cầu khiến
B. Nghi vấn
C. Trần thuật
D. Cảm thán
Câu 20. Nhan đề nào phù hợp nhất với đoạn văn trên:
A. Hành vi của người Nhật trên tàu điện.
B. Văn hoá đi tàu điện của người Nhật
C. Mong muốn khi đi tàu điện của người Nhật
D. Những biểu hiện khi đi tàu điện của người Nhật
1.2. TIẾNG ANH
Question 21 – 25: Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.
Câu 21. We are too late. The plane.............. off ten minutes ago.
A. has taken
B. took
C. had taken
D. was taken
Câu 22. Unfortunately, our school had to.............. the music department because of
lack of funds.
A. Give up
B. do away with
C. get away
D. take back
Câu 23. He walked .......... the room.......... which we were sitting.
A. in - in
B. in - for
C. into - in
D. into - from
Câu 24. In Japan it is possible for passengers to reach their destination ……………by bullet train.................... by plane.
A. so quickly – that
B. the most quickly - so
C. very quickly – than
D. as quickly - as
Câu 25. “How many pages............. so far?”
A. have you studied
B. did you study
C. do you study
D. had you studied
Question 26 – 30: Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions
Câu 26. “Why don’t we wear sunglasses?” our grandpa would say when we went out on bright sunny days.
A. Our grandpa used to suggest wearing sunglasses when we went out on bright sunny days.
B. Our grandpa asked us why we did not wear sunglasses when going out on bright sunny days.
C. Our grandpa would warn us against wearing sunglasses on bright sunny days.
D. Our grandpa reminded us of going out with sunglasses on bright sunny days.
Câu 27. “I would be grateful if you could send me further details of the job,” he said to me.
A. He flattered me because I sent him further details of the job.
B. He thanked me for sending him further details of the job.
C. He politely asked me to send him further details of the job.
D. He felt great because further details of the job had been sent to him.
Câu 28. If you had stuck to what we originally agreed on, everything would have been fine.
A. If you had changed our original agreement, everything would have been fine.
B. If you had not kept to what was originally agreed on, everything would have been fine.
C. Things went wrong because you violated our original agreement.
D. As you fulfilled the original contract, things went wrong.
Câu 29. David was narrowly defeated and blew his own chance of becoming a champion.
A. But for his title as the former champion, David would not have defeated his rivals.
B. In spite of the narrow defeat, David won the championship.
C. As a result of his narrow defeat, David did not win the championship.
D. Losing the championship came as a terrible blow to David.
Câu 30. People say that Mr. Goldman gave nearly a million pounds to charity last year.
A. Mr. Goldman was said to have given nearly a million pounds to charity last year.
B. Nearly a million pounds was said to have been given to charity by Mr. Goldman last year.
C. Nearly a million pounds is said to be given to charity by Mr. Goldman last year.
D. Mr. Goldman is said to have given nearly a million pounds to charity last year.
Question 31 - 35: Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions
Câu 31. He advised me to not buy a new computer because it was not necessary.
A. to not
B. because
C. was
D. necessary
Câu 32. All the students are looking forward to go to the stadium to watch the football match.
A. are
B. to go
C. to watch
D. the
Câu 33. Joyce thanked us inviting them to dinner and said that they wanted to have us over for dinner the next week.
A. inviting
B. to dinner
C. said
D. have us over
Câu 34. You can congratulate yourself about having done an excellent job.
A. congratulate
B. yourself
C. about
D. having done
Câu 35. Alike oxygen, which is chemically changed by our bodies into carbon dioxide nitrogen is merely exhaled back into the air
A. alike
B. chemically
C. merely
D. into
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct word or phrase that best fits each of the numbered blanks from 36 to 40.
Computerization has changed high school education in many ways. The first is the use of the computer as a teaching aid for teachers. The next is the massive data storage and fast data gain from computers. In early 1980s only 20% of high school teachers in the US used computers. However, since then high schools in the US have computerized rapidly. In 1987, school acquired about 1.5 million computers with 95% of the schools having at least one computer. At school, teachers can use a computer to bring texts, sound and pictures into a classroom. With a computer, they can more readily attract and retain students’ attention.
Computers can also speed up the teaching process and make difficult- to-explain ideas straights forward. This means that teachers can spend more time answering students’questions and catering for other needs. Computer software can shorten the learning process by illustrating real world applications of abstract theories.
Câu 36. What is the main idea of the text?
A. Computers can not be used at school.
B. Teachers are banned to use a computer.
C. Computers can be used as a teaching aid.
D. In 1980 there were no computers used for teaching.
Câu 37. According to the passage, which sentence is not true?
A. Computerization is not done at high school
B. Students can get data from computers.
C. Teachers can use a computer as a teaching aid.
D. Teachers can store data in a computer.
Câu 38. The word “they” refer to ………
A. teachers
B. students
C. computers
D. teaching aids
Câu 39. In 1987, ……………
A. No teachers could use computers
B. 95% of the school had at least one computer.
C. computers were not used as a teaching aid.
D. all high schools had computers.
Câu 40. With a computer, …………
A. nothing can be done for both teachers and students.
B. students don’t have to learn their lessons.
C. teachers must spend a lot of time explaining the lesson.
D. teachers can speed up their teaching process.
Tổng hợp: Danhgianangluc.info
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Các bài khác cùng chuyên mục
Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...