Kinh nghiệm ôn tập đánh giá năng lực hiệu quả học chắc kiến thức nhiều môn rất quan trọng

Cập nhật lúc: 01:07 19-10-2022 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực


Bí quyết luyện thi đánh giá năng lực là việc tất cả học sinh tham gia thi cần biết để tiết kiệm thời gian ôn tập và giảm bớt sự lãng phí thời gian hoặc tâm lý hoang mang khi bước vào ôn tập. Cùng nghe chia sẻ dưới đây vô cùng hữu ích.

KINH NGHIỆM ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HIỆU QUẢ

HỌC CHẮC KIẾN THỨC NHIỀU MÔN RẤT QUAN TRỌNG

- Thức đêm mới biết đêm dài. Thi ĐGNL mới biết...đề dài bằng con đường vào đại học của em -

1. Tư tưởng, cách ôn tập ĐGNL -cách tìm tài liệu tóm tắt phù hợp với môn học

2. “ Em có nên ôn tập thêm kiến thức lớp 10,11 để thi ĐGNL không?”

3. “Em nên tập trung ôn ĐGNL hay ôn thi THPTQG?”

-----------------------------

1. Tư tưởng, cách ôn tập ĐGNL -cách tìm tài liệu tóm tắt phù hợp với môn học

 ĐGNL không phải là một canh bạc và chúng ta vất vả 12 năm đèn sách cũng không để đón chờ một trò chơi may rủi và mình là con bạc may mắn.Kì thi nào cũng trở nên bấp bênh nếu chỉ chăm chú vào việc giải đề, nắm lấy số lượng mà không quan tâm tìm hiểu bản chất kiến thức. Đến sắp thi mới học và cầu cho trúng đề thì rất khó, một đề kiểm tra 15 phút trên trường thầy cô cho đúng phần mình ôn đã có cảm giác may mắn như vừa trúng số mà 12 năm đi học được mấy lần như vậy đâu.

 Có những bạn đậu ngành mình thích nhờ điểm thi TN dù rớt ĐGNL cũng có bạn nhờ điểm ĐGNL đủ tốt nên học được ngành mình thích. Việc này do tính chất mỗi kì thi, mỗi người học mỗi khác, kì thi nào phù hợp với bạn hơn thôi, không có may rủi gì ở đây cả. Hiểu biết cấu trúc đề thi ĐGNL, điều chỉnh lại cách học cho phù hợp cách thi là ổn.

 ĐGNL khác với đề thi THPTQG vì việc xét tuyển dựa trên tổng điểm một bài thi bao gồm cả kiến thức tự nhiên và xã hội, trải đều các môn. Nếu một bạn có thành tích các môn khối chuyên vượt trội dĩ nhiên có ưu thế lớn khi thi TN nhưng để thi ĐGNL thì thí sinh cần chú ý nên hạn chế việc học lệch vì ĐGNL là một đề thi tổng hợp nhiều môn.Nếu học lệch ít thì còn dễ thở, còn học lệch quá nhiều, chỉ tập trung vào khối chuyên còn các môn còn lại nắm rất ít thì không ổn lắm.

 Thường thì đầu tháng 2, các bạn mới hối hả ôn tập để tháng 3 thi ĐGNL lần 1 luôn, lúc đó thì lượng kiến thức rất lớn, học sinh cũng đang đối mặt với nhiều kỳ thi thử trên trường, tổng ôn tập thì ổn còn học lại từ đầu thì “bơi” luôn.

 Làm sao để ôn ĐGNL ít thời gian hơn nhưng vẫn hiệu quả?

 Dĩ nhiên, đối với những môn không thuộc khối chuyên thì bạn có thể không cần đào quá sâu kiến thức hay học thêm một đống sách tham khảo, học ngoài giờ quá nhiều. Khóa trước luôn truyền cho khóa sau rằng khi thầy cô giảng bài trên lớp thì chú ý nghe, gạch sgk (nhất là những môn như Ngữ Văn, Lịch Sử thì học đến đâu gạch sgk đến đấy, vừa khắc sâu thêm kiến thức dần dần, hạn chế tình trạng gần thi mới mở sách ôn một lần, bình thường mình đã không có kiên nhẫn dành chút thời gian cho nó thì đến khi bài vở ôn tập nhiều sẽ càng khó cố gắng hơn).

 Chìa khóa chỉ đơn giản là càng ít học lệch càng tốt , lỡ học lệch rồi thì cố gắng củng cố thêm lý thuyết để còn áp dụng cho các câu đọc hiểu trong đề. Nhiều bạn sợ tốn nhiều thời gian nhưng thật ra phương pháp học khá đơn giản:

 Tiếng Việt : Sẽ bao gồm kiến thức ngữ pháp, cảm nhận văn học và kiến thức nhận biết ( ví dụ chi tiết nào đó trong tác phẩm chương trình ngữ văn đã học....). Các tác phẩm văn học 10,11,12 nếu lười đọc sgk bạn vẫn có thể tìm các file tóm tắt các tác phẩm văn học 12/11/10..... ít nhất nắm được tên tác giả, tóm tắt nội dung tác phẩm, thời gian sáng tác....các tác phẩm thơ thì thuộc lòng có lợi thế khá lớn nếu lỡ may ra trúng phần điền từ vào chỗ trống.... . Thậm chí kiến thức ngữ pháp cơ bản hay gặp cũng có các file tóm tắt lý thuyết luôn, chịu khó tìm để nắm vững những cái cơ bản trước. Để luyện tập thì tranh thủ làm thêm các bài tập hay đăng trên nhóm mình, có vài giây luyện não tiếc chi đâu.

 Tiếng Anh thì cốt lõi luôn là ngữ pháp và vốn từ vựng nếu yếu thì phải cố gắng làm nhiều bài tập ngữ pháp cho nhớ cấu trúc câu, chịu khó học từ vựng để nhớ áp dụng, kiến thức khi đi thi khá giống với đề minh họa đã được ĐHQG công bố, ôn tập dựa trên các điểm kiến thức đó là được. Đối với nhiều bạn 12 thì Tiếng Anh vẫn như tiếng “mẹ kế” vậy.Mình yêu mẹ trước, mẹ mới yêu lại mình, nhỉ?

 Toán thì “kết thúc có hậu hơn các môn khác” vì nó thuộc khối thi của khá nhiều bạn nên ít bị “ghẻ lạnh” hơn. Nếu không làm được các câu vận dụng cao, hóc búa thì cũng đừng nản và quá lo lắng, tìm các dạng bài tập mức 7+, 8+ làm cho quen dần, ít nhất nhớ và biết cách vận dụng công thức. Phần này bỏ uổng lắm, chắc bạn nào thi rồi cũng thấy vậy.

 Logic, phân tích số liệu: Đây cũng là một phần đặc trưng của đề ĐGNL và là phần yêu thích nhất của mình. Các phần này không có nhiều công thức rập khuôn hay lý thuyết phải nhớ cả. Nó là một quá trình tư duy từ bản chất vấn đề, mình chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, từ từ sẽ quen thôi.

 Lý, hóa, sinh thì đa số các bạn có người “ghét” môn này, “bỏ bê” môn kia. Các môn tự nhiên thì dĩ nhiên khô khan, khó nuốt, công thức thiên biến vạn hóa đôi khi không thuộc khối thi nên không muốn học luôn. Nhưng lý, hóa, sinh vẫn có kiến thức lý thuyết, các bạn có thể bắt đầu với lý thuyết trước – tiếp tục là tóm tắt – từ tóm tắt lý thuyết theo bài rồi đến lý thuyết theo chương đều có sẵn trên mạng. Nếu xem xong rồi thì bắt đầu làm các bài tập áp dụng công thức đơn giản, học được bao nhiêu thì có bấy nhiêu, vẫn tốt chán hơn không có gì!

 Lịch Sử thì tìm các bản tóm tắt lý thuyết theo từng chương, có khái quát thông tin sự kiện và mốc thời gian rõ ràng (không cần tìm quá nhiều, tìm 1,2 bản học theo đó là đủ, kiến thức cũng vậy nếu sgk không đổi).Sau khi thầy cô dạy xong chương đó, bạn xem lại các bản tóm tắt thì củng cố lại thêm kiến thức một lần, lúc ôn thi cũng dễ hơn rất nhiều. Vì học tới đâu ôn đến đó, 1 lần đọc 1,2 trang nó sẽ đỡ ngán hơn sắp thi đọc hết cả mấy chục trang. Việc này khó làm hơn nhiều.

 Địa Lý cũng tương tự vậy, ưu tiên các bản tóm tắt ôn tập có kiến thức về địa danh, vùng miền, khí hậu, đặc điểm thời tiết,....( kiểu như nơi nào hay xảy ra lũ? Áp cao/ áp thấp là gì? Vùng núi Đông Bắc của nước ta có bao nhiêu cánh cung...)

 Và cuối cùng, các câu hỏi như “ em có nên ôn tập thêm kiến thức lớp 10,11 để thi ĐGNL không?” ( đề ĐGNL các thí sinh thi rồi hay nói đùa “ cái gì cũng có chừa 2 cái bìa và phần mục lục” nhưng chủ yếu vẫn là phần kiến thức 12 nên các bạn tập trung ôn kiến thức 12 cho chắc, xong rồi thì ôn thêm 10,11 càng tốt)

 Hay như câu “ em nên ôn ĐGNL hay ôn thi THPTQG?” kiến thức thì trăm sông đổ về một bể, khối chuyên bạn tốt, vững thì khi làm đề ĐGNL các phần đó cũng dễ dàng hơn,đề thi được ra dựa trên các kiến thức bạn đã học trên trường không phải từ trên trời rơi xuống mà. Mình cứ vững dạ mà học, củng cố khối chuyên nhưng không bỏ bê các môn khác quá, thêm 1 kỳ thi thì thêm 1 cơ hội, có bao nhiêu cơ hội trong khả năng thì mình đều nên nắm lấy hết.

 Bài viết dài rồi, chào tạm biệt các bạn.Một cuối tuần thật vui nhé.

(Nguồn: Nguyễn Đoan Phúc - Tổng hợp: Danhgianangluc.info)

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...