Cập nhật lúc: 14:00 10-02-2023 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
Xem thêm: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội - GS.TS Nguyễn Tiến Thảo hướng dẫn thí sinh cách ôn tập cho kỳ thi đánh giá năng lực, bật mí chiến thuật làm bài để đạt điểm cao.
Thí sinh nên ôn tập thế nào?
Bài thi HSA nhằm xác định những nhóm năng lực chủ đạo mà thí sinh đạt được trong chương trình THPT, không phải bài kiểm tra kiến thức. Do vậy, các em chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản, từ vận dụng thấp đến vận dụng cao hay hiểu biết vận dụng là có thể làm tốt.
Về tài liệu, thí sinh được phép mang vào phòng thi Atlat để tra cứu và máy tính. Tài liệu để thí sinh ôn thi chỉ có sách giáo khoa và đây là cẩm nang duy nhất, mang lại lợi ích nhiều nhất cho thí sinh. Tất nhiên, đề thi sẽ không chỉ lấy ngữ cảnh trong sách, mà còn có tác phẩm bên ngoài đáp ứng yêu cầu của chương trình, ví dụ ở môn Ngữ Văn.
Để có kỹ năng làm bài tốt, thí sinh nên làm bài thi tham khảo. Việc làm thử đề thi tham khảo sẽ giúp thí sinh quen cấu trúc bài thi, dạng câu hỏi, tìm hiểu thêm các lĩnh vực chưa nắm rõ, tính toán thời gian cho mỗi câu hỏi và kiểm soát tiến trình làm bài để lựa chọn đáp án thích hợp nhất, giảm áp lực tâm lý khi làm bài thi chính thức.
Để đạt kết quả tốt, ông có gợi ý gì cho các thí sinh về chiến thuật làm bài thi HSA?
Chiến thuật là kết thúc câu hỏi dễ thật nhanh để có thời gian suy nghĩ với câu hỏi khó. Thí sinh không nên tính bình quân 150 câu hỏi trong 195 phút tức là 78 giây một câu hỏi. Nếu tính như vậy, bạn chỉ đạt được kết quả trung bình vì có những câu có thể hoàn thành trong 10-15 giây nhưng có câu mất 2-3 phút.
Nhiều câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải tư duy, suy nghĩ, biện luận hay áp dụng ở mức cao. Do đó, nếu gặp phải một câu hỏi quá khó, thí sinh hãy làm câu hỏi tiếp theo, sau đó trở lại nếu còn thời gian. Điểm bài thi được tính trên tổng số câu trả lời đúng, các câu trả lời sai không bị trừ điểm. Thí sinh nên cố gắng trả lời đủ tất cả câu hỏi trong khoảng thời gian cho phép của từng phần.
Nếu còn thời gian, sau khi đã hoàn thành một phần, thí sinh đừng vội chuyển sang phần tiếp theo mà hãy kiểm tra lại các câu trả lời chưa chắc chắn, bởi các em sẽ không thể quay lại phần thi trước để sửa câu trả lời sau khi thời gian làm bài của phần thi đó đã hết. Ngoài ra, trong phần tư duy định lượng, tư duy định tính, có những tiêu đề đề bài tương tự nhau như tìm biện pháp tu từ này, tìm lỗi sai kia. Thí sinh có thể đọc lướt nhanh để tập trung vào phần câu hỏi chính.
Thí sinh cũng nên làm bài thi tham khảo trước 1-2 ngày thi để nhớ định dạng và không bị bỡ ngỡ. Nhiều em quen làm bài thi trên giấy, không làm bài thi tham khảo nên vào thi trên máy sẽ không quen với màn hình, thao tác.
Danhgianangluc.info
Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Các bài khác cùng chuyên mục
Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...