Chia sẻ kinh nghiệm sau thi đánh giá năng lực ĐHQGHN đợt 306

Cập nhật lúc: 15:52 22-05-2023 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực


Một số kinh nghiệm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội của thí sinh đạt 110 điểm đợt 306 rất hữu ích cho các bạn thi đợt 307, 308.

Hii, xin chào mọi người. Hôm nay tớ vừa thi ĐGNL đợt 306 và đạt được kết quả trên mong đợi là 110 điểm (33-40-37). Đây là lần thi thứ 2 của mình, lần 1 mình được 94 điểm (41-30-23). Dù năm nay chỉ còn 2 đợt thi nữa nhưng mình xin phép chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:

1. Tư duy định lượng

Đây đáng lí là phần mình tự tin nhưng cũng tiếc nhất, như mọi người thấy ở lần thi đầu tiên tớ đã đạt được 41 điểm còn đến lần thi thứ 2 thì chỉ còn 33 điểm. Điều này xảy ra bởi về kiến thức tớ không nắm vững toàn bộ kiến thức lớp 12, có chương tớ yếu cũng như có chương tớ đã làm chủ toàn bộ. Mà đề thì trải rộng sang cả lớp 11, toàn bộ lớp 12 cũng như random nên chúng ta cũng cần một chút may mắn. Về cách làm bài, thì sau hai đợt thi thời gian luôn là vấn đề nan giải đối với tớ, và do đề không sắp xếp theo thứ tự dễ -> khó nên mọi người nên ưu tiên làm câu mình năm chắc, chắc chắn đúng rồi làm mấy câu khó sau. Và nhớ ôn lại một lượt kiến thức 11 (cái này quan trọng, rất quan trọng).

Kiến thức của tớ thi thử THPT dao động từ 8 - 9 điểm tùy đề.

2. Tư duy định tính.

Thực sự lần thi này tớ không nghĩ điểm cao đến vậy, và lời khuyên của tớ là hãy chăm chỉ luyện đề, thực sự chỉ có luyện đề mới tăng khả năng cảm văn của chúng ta.

3. Khoa học

Ở lần đầu tiên tớ được điểm thấp có lẽ do chủ quan, bởi tớ là người học đều các môn, cả sử ( trước tớ có thi hsg), địa còn lí hoá thuộc khối thi của tớ. Do đó, sau thất bại ở lần 1 tớ đã nghiêm túc ôn lại: đọc lại sử (cố gắng nhớ các mốc thời gian, nghiêm túc đọc, "đọc để nhớ"), học thêm - ôn lại nhiều dạng bài tập lí hoá bởi hai môn này chủ yếu là bài tập, sinh thì chủ yếu học lại lí thuyết (hầu như sinh tớ gặp toàn vào lí thuyết). Và đương nhiên phần thi khoa học cũng cần một chút may mắn, bởi đề random có thể có nhiều câu sử địa hoặc lí hoá sinh.

Trên đây là kinh nghiệm của mình, nếu bạn muốn thi ĐGNL để xét tuyển Đh thì hãy học nghiêm túc, ôn thi TNTHPT là kiến thức nền tảng, là cơ sở để bạn đạt điểm cao trong kì thi ĐGNL nhưng hãy làm quen các dạng, các câu hỏi mà đề thi thường hỏi thông qua việc luyện đề.

Cre: Minh Thanh/Tổng hợp: Danhgianangluc.info

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...