Cập nhật lúc: 09:16 09-08-2023 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
Xem thêm: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
1. Phần Tư duy định lượng
Phần thi Tư duy định lượng thường gồm 35 câu trắc nghiệm 4 đáp án và 15 câu điền số nguyên và phân số dạng “a/b”. Câu hỏi có cả bốn mức độ Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng - Vận dụng cao. Các chủ đề thường gặp trong phần này như Đại số, Hình học (Gồm Hình không gian 11 và 12; Oxy và Oxyz) ; Giải tích; Xác suất; Thống kê.
Bạn có thể tham khảo các bước học như sau:
Bước 1: Học chắc các kiến thức THPT.
Bước 2: Liên hệ giữa kiến thức đề bài và kiến thức THPT đã được học.
Bước 3: Ngoài việc học chắc kiến thức căn bản ra còn cần tìm các tips giải nhanh bằng máy tính vì đề thi 50 câu mà chỉ có 75 phút làm thì tốc độ sử dụng máy tính cầm tay là rất quan trọng.
2. Phần Tư duy định tính
Phần tư duy định tính có 5 dạng bài chính. Bao gồm:
- Dạng bài tìm lỗi sai (5 câu): Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.
- Dạng bài tìm đáp án không cùng nhóm (5 câu): Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại/ Chọn tác phẩm không cùng thể loại…
- Dạng bài điền từ (5 câu): Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
- Dạng bài đọc hiểu văn bản – câu đơn có 1 câu hỏi (15 câu): Hỏi về nội dung, biện pháp tu từ,....
- Dạng bài đọc hiểu văn bản – câu kết hợp có 5 câu hỏi nhỏ (tổng 20 câu): Hỏi về nội dung, biện pháp tu từ, chi tiết trong tác phẩm,…
Gợi ý các bước học hiệu quả cho phần Tư duy định tính:
Bước 1: Nắm vững kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học và văn học, bao gồm cả các khái niệm, quy tắc và cách áp dụng trong thực tế.
Bước 2: Luyện tập kỹ năng đọc hiểu, phân tích và suy luận về các văn bản có tính chất xã hội, khoa học, văn hóa, nghệ thuật... Đọc nhiều các bài báo, tạp chí, sách hay và chú ý đến cấu trúc, ý nghĩa, mục đích và phương pháp viết của tác giả. Tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến các chủ đề được đề cập trong văn bản.
Bước 3: Làm thử các đề thi minh họa hoặc mô phỏng để quen với cấu trúc và dạng câu hỏi của đề thi Tư duy Định tính và Tiếng Việt. Kiểm tra lại kết quả và rút kinh nghiệm từ những sai sót. Tham khảo các lời giải chi tiết và giải thích của các chuyên gia hoặc giáo viên
3. Phần Khoa học
* Hoá học (10 câu)
Nội dung kiến thức 4 câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần lớn là hoá đại cương, hoá hữu cơ và hoá vô cơ. Kiến thức tập trung chủ yếu ở hoá học lớp 12. Phần này Trong 10 câu cũng chia ra 2 kiểu câu hỏi là câu hỏi trắc nghiệm 4 đáp án chỉ chọn 1 đáp án đúng và 1 câu hỏi điền đáp án vào chỗ trống. Mức độ khó của các câu hỏi có thể xếp là: Nhận biết 20% - Thông hiểu 40% - Vận dụng 30% - Vận dụng cao 10%.
* Vật lí (10 câu)
Lĩnh vực này gồm 10 câu, trong đó có 9 câu trắc nghiệm 4 đáp án và 1 câu hỏi điền đáp án vào chỗ trống. Dạng câu hỏi lý thuyết có thể chiếm 30% và câu hỏi bài tập chiếm khoảng 70%. Cần đọc, phân tích và suy luận các dữ kiện, đồng thời kĩ năng tính toán cũng cần được vận dụng.
* Sinh học (10 câu)
Kiến thức thuộc chương trình lớp 11 và lớp 12. Trong đó, kiến thức sinh học 11 chiếm khoảng 30% trên tổng số câu và ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu. Còn kiến thức sinh học 12 chiếm khoảng 70%, có cả 4 mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao (thường chỉ có 1 câu VDC). Đôi khi sẽ có cả kiến thức sinh học 10 nhưng chỉ ở mức độ Nhận biết.
Với môn Sinh Học, các câu hỏi lý thuyết chiếm 80 - 90%, chỉ có khoảng 10-20% bài tập vận dụng. Các câu hỏi lý thuyết sẽ hỏi từ kiến thức cơ bản, thông hiểu đến các câu hỏi về ứng dụng đời sống. Bạn cần nắm chắc các vùng kiến thức, hiểu bản chất mới có thể giải quyết tốt phần này.
* Địa lí (10 câu)
Kiến thức trọng tâm vào Địa lí thế giới - phần địa lí quốc gia và khu vực ( Địa lí lớp 11) và toàn bộ địa lí Việt Nam (Địa lí lớp 12). Dạng câu hỏi không máy móc như SGK mà mang tính tổng hợp, tư duy hệ thống theo không gian, vận dụng nhiều kiến thức vào để trả lời câu hỏi. Đặc biệt là ở các câu hỏi Vận dụng và Vận dụng cao. Các câu hỏi thuộc kỹ năng địa lí thì thường là các dạng nhận diện biểu đồ, xác định tên biểu đồ, bài tập tính toán bảng, kết hợp Atlat với lý thuyết. Phương pháp hiệu quả nhất cho học địa lí là học bằng bản đồ. Bất cứ một nội dung kiến thức, một đơn vị kiến thức nào đều gắn với bản đồ. Học bằng phương pháp này sẽ giúp bạn ghi nhớ sâu và hiểu bản chất vấn đề.
* Lịch sử (10 câu)
Câu hỏi dạng trắc nghiệm 4 đáp án với 4 mức độ câu hỏi. Phạm vi kiến thức thuộc Lịch sử lớp 11 và Lịch sử lớp 12 chia làm hai phần: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.
Học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản là có thể làm tốt các dạng bài này. Học theo từ khoá cũng là một phương pháp học khá hiệu quả cho các câu hỏi thuộc lĩnh vực Lịch sử.
Lời khuyên dành cho các bạn 2k6
1. Có kế hoạch ôn thi rõ ràng, cụ thể
2. Lập kế ôn tập một cách chi tiết
3. Tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra
4. Mạnh dạn hỏi - đáp khi cần sự giúp đỡ
Nguồn: Tuyensinh247/Tổng hợp: Danhgianangluc.info
Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Các bài khác cùng chuyên mục
Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...