Hướng dẫn ôn thi Đánh giá năng lực đúng cách

Cập nhật lúc: 15:07 13-05-2023 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực


Thi ĐGNL của ĐHQG không phải là một kỳ thi dễ dàng, kiến thức dàn trải các lĩnh vực khác nhau và đòi hỏi chúng mình phải nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng tốt. Vậy ôn thi thế nào mới đúng? Cần ôn thi bao nhiêu mới đủ?

Vậy là đợt thi 304 đã kết thúc, lại thêm một đợt thi nữa của kì thi HSA được diễn ra. Dù là chưa từng thi HSA hay đã từng 1 lần thử sức thì chúng ta đều giống nhau, đều lo lắng và bồn chồn đúng không nào!

Mình biết rất nhiều bạn 2k5 đang chăm chỉ miệt mài đèn sách học bài ngày đêm, và tất cả chúng ta đều có một mục tiêu là sẽ cầm được tấm vé vàng trên tay để vào được ngôi trường mà ta mơ ước. 

Sau những đợt thi khó nhằn vừa rồi, mình được nghe rất nhiều bạn 2k5 trải lòng về kết quả thi không được như ý muốn, hay quá trình ôn thi không hề hiệu quả, “càng học càng quên”,… Và từ những giọt nước mắt rơi trên trang giấy thi, từ những quầng thâm đen tô điểm trên gương mặt sau mỗi đêm dài chúi đầu vào sách vở, mình đã đúc kết được những bí kíp gia truyền tinh tuý nhất để giúp các bạn tiến gần hơn tới ước mơ. Các bạn ơi, dù đang ôn thi vất vả cỡ nào, cũng hãy nán lại một chút để hấp thụ bao tinh hoa mà mình đã dày công ghi chép lại dưới đây nhé 

1. Ôn thi đúng hướng, đúng cách, đúng mục tiêu

 Dù đây có là kì thi ĐGNL, hay kì thi THPTQG thì chúng ta cũng đều cần ôn thi đúng hướng. Có rất nhiều các bài viết khác nhau, những video trên “tóp tóp”, youtube chia sẻ về kinh nghiệm và phương pháp ôn thi. Các bạn có thể xem tham khảo và lựa chọn phương pháp ôn thi phù hợp với bản thân nhé, nhưng nhớ rằng không có một phương pháp nào là phù hợp với tất cả mọi người. Nếu chúng mình cảm thấy ôn thi rất nhiều mà vẫn cảm thấy “không vào đầu”, “ôn càng nhiều càng trôi nhanh” thì có lẽ chúng mình đang đi sai hướng rùi đó.

 Vậy cần ôn thi bao nhiêu mới đủ? 

Thi ĐGNL của ĐHQG không phải là một kỳ thi dễ dàng, kiến thức dàn trải các lĩnh vực khác nhau và đòi hỏi chúng mình phải nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng tốt. Xem những video “tóp tóp” thấy các bạn ôn thi vài kg đề có lẽ sẽ khiến nhiều bạn ở đây thấy hoa mắt chóng mặt đúng không nào!

Tuy nhiên, không phải cứ ôn càng nhiều đề càng tốt, chúng mình cần biết mục tiêu luyện đề để làm gì! Để chúng ta có thể:

 Tìm lỗ hổng kiến thức để vá lại

 Tập bấm thời gian để rèn tốc độ và tăng phản xạ trong phòng thi

 Ôn tập lại kiến thức cũ và tăng khả năng tư duy với những câu khó

Vì vậy, khi luyện đề, hãy chú trọng “chất lượng” thay vì “số lượng”, và không nên luyện đề với hy vọng “trúng tủ” nha, nếu không vào phòng thi sẽ rất hoang mang đó!

 Một số tips nho nhỏ dành cho các bạn tuyệt vời đã chăm chỉ đọc đến đây nhaaaa:

 Khi gặp một câu hỏi khó, bạn nên ghi lại vào vở, và sau cứ 1 thời gian ngắn cách tầm 1-2 ngày, bạn lại mở câu đó là và làm lại một lần. Mỗi lần làm xong hãy tick  vào bên cạnh. Mỗi bài như vậy mà bạn đã  tầm 3 lần thì sẽ rất nhớ đó!

 Ai bảo sử dụng sơ đồ tư duy là không hiệu quả!!! Khi học lí thuyết, bạn có thể gập sách lại, tự vẽ sơ đồ tư duy từ mục lớn đến mục bé và các ý nhỏ ( nhớ là tóm tắt thôi nha) rồi mỗi ý nhỏ bạn có thể nhớ và liên tưởng trong đầu đến các vấn đề liên quan hoặc ghi ra giấy cũng được. Vẽ xấu xấu thui không cần màu mè hoa lá đâu nhaaaa.

 Hãy học hỏi từ tất cả mọi người, đặc biệt là bạn bè xung quanh của chúng mình nhé. Mình tin là sẽ có nhiều kiến thức mới chúng ta “hấp thụ” được từ bạn mình lắm đó ^^

2. Dù có quên kiến thức thì cũng đừng quên cơ thể mình nhaaaa

 Để chuẩn bị thật tốt cho một kì thi quan trọng đang tới gần, chúng mình không thể bỏ qua chế độ sinh hoạt học tập cho phù hợp! Mình biết có rất nhiều bạn ôn thi quá khuya và ngủ rất ít một ngày dẫn đến việc thiếu ngủ.

Có nhiều bạn 2k5 chia sẻ với mình rằng: “Chị ơi, em không thể học tập trung vào ban ngày mà chỉ tập trung vào ban đêm”

Đây có lẽ là tình trạng của rất nhiều bạn trẻ đang ôn thi đúng không nào! Nếu chúng ta không xếp một lịch học cụ thể, tập thói quen ngủ sớm dậy sớm thì đến sát ngày thi, não của chúng ta sẽ vô cùng mệt mỏi và sẽ hoạt động không hề hiệu quả đâu nhaaaa (kinh nghiệm ôn thi bao đời của minh đó).

 Chúng mình có thể tham khảo một số lịch học trên mạng để sắp xếp cho phù hợp nhé. Ví dụ: như sáng sớm thích hợp cho việc học thuộc, buổi tối lại thích hợp cho việc tính toán.

 Ngoài ra để tránh mất tập trung thì hãy rủ bạn bè học cùng trên thư viện hoặc trên google meet hay zoom meeting nha. Hoặc chúng mình cùng tham khảo học cùng những video Study with me trên youtube.

 Không tập trung được ban ngày có lẽ do quá nhiều việc vặt linh tinh làm ảnh hưởng chúng mình đó. Hãy xếp các công việc từ “quan trọng nhất” -> “không làm cũng chẳng sao” và ưu tiên việc ôn thi lên hàng đầu!

 Cuối cùng là chọn một nơi yên tĩnh, gọn gàng và để các thiết bị dễ gây cảm giác “thèm chơi” ra xa mình nha

 Không chỉ giấc ngủ mà vấn đề ăn uống hằng ngày cũng vô cùng quan trọng! Hãy ăn những đồ ăn tốt cho sức khoẻ để cơ thể chúng mình có thể chịu được sức nóng của kì thi nha ^^ Đặc biệt tránh ăn đồ cay nóng vì giai đoạn ôn thi rất dễ làm chúng mình đau dạ dày. Vậy nên không nên “đổ thêm dầu vảo lửa” nha. Mình đã từng lên cơn đau dạ dày trong phòng thi và phải cố làm thật nhanh để nằm nghỉ đó huhu

Đối với ngày thi: Chúng mình hãy ăn những đồ ăn hằng ngày vẫn hay ăn, những đồ ăn dễ tiêu để tránh bị “tào tháo đuổi” khi đi thi nhé. Nhiều bạn để tiết kiệm thời gian hay uống sữa thay bữa sáng nhưng hãy làm điều đó tránh ngày đi thi nha ^^ Vì uống sữa hay uống cà phê dễ làm chúng mình chỉ nhớ đến WC trong phòng thi lắm đó…

3. Càng sát ngày thi càng nản???

 Lắng nghe cơ thể mình nếu bạn đang cảm thấy mất động lực học và muốn bỏ cuộc nhé! Có lẽ do chúng ta đã ôn thi quá nhiều đó. Hãy để cơ thể nghỉ ngơi giải trí 1 buổi sáng hay buổi chiều, buổi tối nào đó để tinh thần được thoải mái hơn nha. Chúng mình có thể nghe podcast hoặc youtube để được nghe truyền lại cảm hứng nhiều hơn.

 Đặc biệt 1-2 ngày trước khi thi, hãy để bản thân được thoải mái tinh thần nhất có thể nhé. Chúng mình cũng nên:

 Tránh tò mò hỏi điểm thi các bạn “học bá” đợt đầu để tránh áp lực không cần thiết!

 Hạn chế luyện thêm đề để tránh tâm lí hoang mang “chưa học đủ”. Thay vào đó hãy ôn luyện lại thật tốt kiến thức cũ đã học, những bài khó mình đã làm qua để không phải thốt lên“Rõ ràng đã học rồi” trong phòng thi nha

 Trước giờ thi, có thể đọc qua phần mình tự dưng quên hoặc thắc mắc. Nhưng không nên ngồi giải lại bài khó đâu nha… Vì nhỡ chúng mình quên cách giải thì sao đâyyyyy???? Lúc ý sẽ mất hết tinh thần khi đi thi đó!

Hãy tự tin lên vì chúng mình đã ôn luyện rất kĩ rồi, đi ngủ sớm, giữ tinh thần thật choáy để đạt kết quả tốt nhất nha!

---------------------------------------------

Chà, mình rất xúc động khi các bạn đã dành ra những khoảng thời gian ôn thi quý báu để đọc đến tận dòng cuối cùng này. Đã vào phòng thi, thì ai cũng có áp lực cả vậy nên chúng mình không cần quá quan tâm đến bài thi của các bạn khác có tốt hơn mình không? Đề thi năm nay mình thấy khó do mình học kém…vv

Mỗi chúng ta đều đã ôn thi hết sức, đã cùng nhau cố gắng rất nhiều rồi, hãy làm hết sức của bản thân thui nhaaaaa.

Chúc các bạn ôn thi thật tốt và đạt kết quả thật caooooooooooooooo nha!

Tổng hợp: Danhgianangluc.info

DÀNH CHO 2K6 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024!

Bạn đăng băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:

  • Hệ thống kiến thức trọng tâm & làm quen các dạng bài chỉ có trong kỳ thi ĐGNL
  • Phủ kín lượng kiến thức với hệ thống ngân hàng hơn 15.000 câu hỏi độc quyền
  • Học live tương tác với thầy cô kết hợp tài khoản tự luyện chủ động trên trang

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...