Cập nhật lúc: 11:21 28-07-2023 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
Xem thêm: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
Phan Lê Thúc Bảo giành điểm tuyệt đối 300/300 ở phần Toán - Logic - Phân tích số liệu, phần Tiếng Việt đạt 173 điểm, phần Tiếng Anh đạt 186 điểm, phần Khoa học tự nhiên 287 và Khoa học xã hội 187 điểm. Cuối tháng 3/2023, Thúc Bảo cũng đã tham gia kỳ thi đợt 1 và đạt 1.052 điểm - thuộc top 20 người có điểm cao nhất.
Thúc Bảo còn là thí sinh từng tham dự kỳ thi Olympia và đạt thành tích khủng Nhất tuần, Nhất tháng và Nhì quý.
Khoảnh khắc Thúc Bảo biết tin mình đạt 1.133 điểm - là thủ khoa kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 của ĐHQG-HCM, em chia sẻ: “Em không nghĩ là điểm thi của mình cao như vậy. Khi đi thi, em chỉ tự tin là điểm của mình trên 1.000 điểm. Bất ngờ hơn nữa là khi em xem điểm của thủ khoa đăng trên fanpage lại bằng với điểm của mình. Em rất vui, đây là dấu mốc để mình tự công nhận thành quả học tập của mình”.
Bí quyết ôn tập để đạt điểm cao
Trong năm phần của đề thi, Thúc Bảo giành điểm tuyệt đối 300/300 ở phần Toán - Logic - Phân tích số liệu. Về kế hoạch ôn thi phần này, Thúc Bảo chia sẻ vì là học sinh chuyên Toán nên bản thân không gặp khó khăn khi ôn thi phần này và đã có gốc ở phần toán phổ thông, thêm phần tư duy logic và toán tổ hợp. Bạn chủ yếu tập trung nghe giảng để hiểu ngay trên lớp, ôn luyện bằng cách làm bài tập và luyện đề, giải các đề thi thử đề để quen với cách ra đề và thủ sẵn trước một số chiêu bài tư duy để vào gặp đề là làm luôn.
Là học sinh chuyên Toán, đối với các môn Khoa học xã hội, Thúc Bảo cũng chia sẻ kế hoạch ôn tập của mình khá chi tiết.
Với môn Lịch sử, Bảo chú ý nghe thầy cô giảng bài trên lớp, về nhà tự trau dồi tìm hiểu thêm. Đầu tiên, Bảo ôn tổng quát môn học từ các dòng thời gian, sau đó đi vào chi tiết.
Với môn Địa lý, ngoài chịu khó nghe giảng ở lớp, Bảo còn tìm hiểu kiến thức trên mạng xã hội, cập nhật thời sự. Bảo kể may mắn được học một thầy giáo vô cùng hài hước, giúp em tiếp thu kiến thức rất nhanh.
Với Tiếng Việt, Thúc Bảo chia sẻ đây là phần bạn yếu nhất, kiến thức rộng nên chủ yếu là bạn xem lại các cấu trúc, tìm trên mạng các từ dễ sai chính tả, các từ hiếm gặp, tham khảo nhiều nguồn trên mạng để tự bổ sung kiến thức cho bản thân.
Ngoài việc học tập ở trên trường lớp, Thúc Bảo cũng chia sẻ thêm về kiến thức ngoài trường lớp, chủ yếu em xem trên mạng, trên sách báo, trên các mạng xã hội, facebook, youtube,.. Ngoài ra, nam sinh còn xem tóm tắt kiến thức, cách giải bài tập trên các trang web như Loigiaihay.com hoặc Hoidap247.com.
Cân bằng thời gian học tập và nghỉ ngơi
Thúc Bảo cho biết, điều quan trọng trong quá trình ôn luyện là phải giữ tâm trạng thoải mái và không áp lực. Bạn luôn tập trung hiểu bài luôn ở lớp, dành thời gian chơi, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya khi về nhà. Bên cạnh đó, để đạt được một điểm số xuất sắc như vậy, Thúc Bảo đã phải rèn luyện từ sớm, tích lũy kiến thức và kỹ năng trong nhiều năm học tập.
“Ngoài giờ học trên lớp buổi sáng từ 7h đến 11h30, em dành ra từ 30 phút đến một tiếng rưỡi buổi chiều để học bài, làm một số câu, giải một số đề hoặc đọc thêm kiến thức. Sau đó, em đi đá bóng tầm 2 tiếng đến 2 tiếng rưỡi. Buổi tối, em sẽ ăn uống và nghỉ ngơi; nhắn tin với bạn bè; xem youtube, tiktok; rồi em sẽ dành thêm khoảng 1h30 phút đến 2h để học bài”, Thúc Bảo chia sẻ về một ngày học tập và hoạt động của mình.
Thời gian học của Thúc Bảo theo bạn chia sẻ thì không quá nhiều nhưng quan trọng là phải tìm ra một cách học hiệu quả nhất của riêng mình để vừa thoải mái, vừa học hiệu quả. Đề thi đánh giá năng lực sẽ đánh giá cả kiến thức và kỹ năng. Vì vậy, không thể ôn tập trong thời gian ngắn mà phải tích lũy trong nhiều năm học tập.
“Để học cho kỳ thi đánh giá năng lực, không thể ôn tập trong vòng 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng hay 1 năm được. Thậm chí phải bắt đầu từ những năm học cấp 2 để có được gốc các môn học. Khi đã học hiểu được các môn, việc học ở cấp 3 và ôn thi đánh giá năng lực sẽ dễ dàng hơn. Vì kỳ thi đánh giá năng lực không yêu cầu kiến thức quá sâu của một môn nào, chỉ cần hiểu được kiến thức cơ bản, sử dụng thêm khả năng tư duy, giải quyết vấn đề thì sẽ đạt được kết quả cao” – Thủ khoa kỳ thi ĐGNL HCM Thúc Bảo chia sẻ.
Kinh nghiệm thi đánh giá năng lực
Thúc Bảo cho hay, những ngày cuối cùng trước kỳ thi không phải là những ngày nước rút, phải là những ngày để nghỉ ngơi để có một trạng thái tốt nhất cả về tâm lý và sức khỏe cho kỳ thi. Thi đánh giá năng lực 120 câu sẽ khiến đầu óc mệt mỏi và tốn nhiều năng lượng. Vì vậy, trước ngày thi, thí sinh cần có một sức khỏe thật tốt. Thúc Bảo duy trì sức khỏe bằng cách đi ngủ sớm, ăn uống điều độ, nghỉ chơi thể thao để tránh chấn thương tay chân. Ngoài ra, bạn cũng chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thi, các dụng cụ học tập cần thiết,…
Chia sẻ về chiến thuật làm bài thi đánh giá năng lực, theo Thúc Bảo, thí sinh luyện thi đánh giá năng lực nên bám vào cấu trúc đề để tìm ra chiến thuật, xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình để phân bổ thời gian làm các phần thi hợp lý. Câu nào khó mà còn nhiều thời gian thì đánh dấu lại, làm câu sau trước và quay trở lại làm câu đó.
Thêm một điều quan trọng là thí sinh nên dành ra cuối giờ tầm 5 – 10 phút để xem lại bài, số báo danh, kiểm tra xem đã tô đủ 120 đáp án hay chưa.
Để theo đuổi ước mơ trở thành một kỹ sư phần mềm, Thúc Bảo sẽ đăng ký vào chương trình tiên tiến ngành Khoa học máy tính của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Nguồn: Tuyensinh247/Tổng hợp: Danhgianangluc.info
Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Các bài khác cùng chuyên mục
Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...