Cập nhật lúc: 15:30 10-11-2022 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
Xem thêm: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
DGNL những năm gần đây trở nên vô cùng hot, từng năm số lượng thí sinh ngày càng đông, đặc biệt là 2k3, 2k4 đã chọi nhau bể đầu để giành được cơ hội vào ngôi trường mà mình mong ước.
Điều đặc biệt là nếu hay đi lướt dạo, đọc cmt ở trên fb thì mọi người sẽ thường thấy các “anh, chị“ đi trước hay bảo chẳng học gì lên lụi cũng được 800+, bla bla. Nhưng mà cuộc sống này có mấy ai đáng tin, bao nhiêu người trong số họ thực sự lụi nhờ may mắn hay họ đã nắm vững các kiến thức nền cơ bản? Thậm chí ta còn không biết đấy có phải “Anh, chị“ thật hay do bạn nào đó “Tung hỏa mù“ làm cho ta hoang mang.
Vì vậy nên vào giai đoạn đầu như lúc này, 2k5,… nên trang bị trước cho mình những kiến thức cần thiết, phương pháp ôn tập đúng đắn cho kì thi này. Vậy thì lấy kiến thức, phương pháp ôn luyện ấy ở đâu? Đúng, chính xác! Ở bài viết này chứ đâu, cụ thể ra sao thì mọi người đọc tiếp nghen.
SAU ĐÂY LÀ CÁC MÔN MÀ CÁC BẠN CẦN PHẢI ÔN LUYỆN CHO KÌ THI NÀY:
Tiếng Việt: Đối với những bạn mới biết đến DGNL thì sẽ tương đối lạ lẫm, nôm na thì phần này sẽ đánh giá khả năng sử dụng tiếng Việt của mọi người. Những thành ngữ, tục ngữ, những câu về ngữ pháp như phát hiện lỗi sai, phép liên kết, thể thơ, từ Hán Việt là những thứ thường gặp trong đề. Nhưng vấn đề là thành ngữ, tục nhữ thì mênh mông, bao la giống như tiếng anh nên mọi người hãy nên bắt đầu ôn từ phạm vi hẹp hơn như phân biệt các loại từ ghép, phép nối, phép tư từ, …. Rồi từ từ gộp nó lại xây thành một cái nền vững chắc sau đó sẽ bắt đầu tìm hiểu thêm những kiến thức rộng hơn như về chính tả, từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ,… (Tất nhiên là mọi người vẫn ó thể áp dụng luật bằng trắc hoặc một số mẹo để xử lí phần thành ngữ, tục ngữ nên mọi người không cần phải lo lắng vì nó bao la nhé). Còn đối với kiến thức về văn học, mình khuyên mọi người hãy đọc sách thật kĩ chú tâm vào phần tác giả, phong cách của người đấy, đặc biệt nắm vững cho mình các giai đoạn của văn học (Trung đại là thế kỉ nào ? Có đặc điểm gì? Tính chất tiêu biểu?), vì phần này có khả năng rất cao sẽ ra. Cuối cùng là làm nhiều để quen với dạng bài này đối với các bạn nào mới bắt đầu ôn DGNL, khi làm đủ nhiều các bạn sẽ có khả năng phán đoán, lụi chính xác hơn nhé.
Tiếng Anh: Ối dồi ơi, phần này thì ngon cơm luôn, những bạn nào học trung bình môn này cũng đã làm được rồi, vì nó rất đơn giản, thậm chí còn có những bài post vô cùng chất lượng về việc học tiếng Anh trong gr “Học sao cho đúng?“ để mọi người nghiên cứu luôn thì khác gì “Hổ mọc thêm cánh“ đâu?. Tuy nhiên thì vẫn có một, hai câu là về collo, idiom gì đấy nhưng đa số là câu cơ bản lẫn bài đọc và ngữ pháp thông thường.
Toán: Hầu như những ai ôn toán thì đều sẽ dễ dàng làm phần này, vì các câu đều xoay quanh mức độ 6+ của môn toán (Đạo hàm, tích phân, thể tích, số phức, ….). Dễ thì dễ nhưng mọi người vẫn phải làm bài cẩn thận kẻo lại bị gài, bạn nào làm đề vững 35 câu đầu thì vô tư rồi (Còn bạn nào mục tiêu 9+ toán thì vô “ Học sao cho đúng ? “ đọc các bài post về toán là ổn áp rồi). Theo cá nhân mình thì ám ảnh nhất vẫn là phần xác xuất, bạn nào tư duy không tốt mấy phần này thì dễ đi 1 sải lắm, tốt nhất với xác xuất thì không nên chày cối, làm được thì làm không thì được thì lụi, chừa thời gian cho cả trăm câu khác, biết đâu ông bà trên cao thấy ta quyết đoán ụi lại độ cho trúng thì sao :)))).
Toán logic: Phần này thì mình đánh giá khá dễ, chủ yếu xoay quanh các dạng như mệnh đề (kéo theo, phủ định,… cụ thể hãy search “Các mệnh đề logic“ để tham khảo nhé), trả lời theo dữ kiện đã cho (Sẽ có 2 câu lẻ để các bạn suy luận và 8 câu đi theo bài đọc, mỗi bài 4 câu, dữ liệu để suy luận xuất hiện trên bài đọc, đây sẽ là nếu như không có dạng mệnh đề). Mệnh đề logic thì khá xoắn não khi mới tiếp xúc thôi còn dạng trả lời theo dữ kiện thì mọi người cứ làm từ từ, suy luận theo các đề bài cho là được, không quá khó như mọi người đã nghĩ đâu.
Phân tích số liệu: Nghe lạ thế thôi chứ nó I chang dạng bài số liệu trông địa lí mà mình hay làm chỉ là nhiều câu hỏi và xoắn hơn xíu thôi. Nhìn chung thì khá dễ và có sẵn công thức để mọi người áp dụng vào là xong. (Công thức thì mọi người có thể search trên facebook hoặc nếu muốn thì mình sẽ viết một bài chi tiết về cách làm từng phần trong “Học sao cho đúng?“)
Vật lí: Không quá khó nếu mọi người đã vững cơ bản, chỉ gần ghép công thức vô là được. Khó khăn với những bạn không học lí là công thức quá nhiều và không biết ghép cái nào thôi. Vì thế hãy tận dụng khoảng thời gian trên lớp lắng nghe thầy cô giảng bài thật kĩ, làm 1 xíu bài tập là ta cũng nhớ sương sương công thức, vậy là đủ để đi thi rùi.
Hóa học: Ôi hỡi ơi, học kĩ nha mọi người, và kiếm bài tập hóa DGNL khó khó xíu chứ vô thi là nó khoai thật. Thằng bạn mình chuyên hóa làm còn thấy nó lạ lạ không làm được full nữa là. Thế nên bạn nào chưa bao giờ đụng vào hóa thì khá là chua để ăn phần này.
Sinh Học: Cặp bài trùng với hóa luôn, năm ngoái mình cũng học sinh muốn chết mà vô thi làm bài thì“ Sao mà nó lạ quá“. Kiến thức trong sách chỉ có vài câu mà còn lại là kiến thức thực tế (Nói trong sách thế thôi, chứ mình đọc qua rồi làm cũng có được hết đâu =)))). Nhưng nói đi nói lại thì mọi người cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản như gen trội, gen lặn, tập tính,… .Còn mà khó quá thì bỏ qua đi, thiếu 10 câu vẫn thủ khoa được mà lo gì hoặc mọi người có thể lụi trúng nếu có hào quan của nhân vật chính.
Sử + Địa: Đúng nghĩa đen là biết chữ thì làm được luôn. Rất dễ chỉ cần đọc qua sách, biết dùng atlat (Mặc dù năm mấy bạn 2k3 thi bảo nó vô dụng nhưng mà biết đâu mấy đứa về sau thì lại hữu ích thì sao?). Đọc qua sách rồi thì hãy học những cái gì “Nhất“, “Đầu tiên“, “Cuối“, … nói chung là mấy cái mà nó lớn lớn í vì trong kì thi người ta không hỏi mấy cái vô danh, ít người biết đâu vì vậy nhớ các địa danh nổi tiếng, sự kiện nổi bật là oke.
Cuối cùng là phải làm đề đủ nhiều để quen với thời gian cũng như kĩ năng nhịn đi vệ sinh lúc làm bài. 120 câu nhiều lắm, mọi người nhìn tgian người ta cho nó dài nhưng mà quay đi quay lại (Đặc biệt là tốn tgian với phần logic đồ) thì hết tgian ngay. Vậy nên mọi người hãy chú ý đến việc này nhé, siêu quan trọng đó.
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với mọi người trong quá trình ôn luyện cũng như là kì thi sắp tới.
Nguồn: học sao cho đúng? - Tổng hợp: Danhgianangluc.info
Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Các bài khác cùng chuyên mục
Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...