Ôn tập môn Sinh thi đánh giá năng lực

Cập nhật lúc: 16:46 20-09-2023 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực


Môn Sinh thi đánh giá năng lực Hà Nội gồm 10 câu hỏi với 9 câu trắc nghiệm và 1 câu điền đáp án. Môn Sinh thi đánh giá năng lực HCM gồm 6 câu hỏi với 4 câu hỏi đơn và 2 bài đọc hiểu. Các chuyên đề trọng tâm của môn Sinh thi ĐGNL là gì, cùng tìm hiểu dưới đây.

1. ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MÔN SINH – ĐHQG HÀ NỘI

Như chúng ta đã biết, bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.

Cấu trúc bài thi môn Sinh học trong kì thi đánh giá năng lực bao gồm 10 câu hỏi với 9 câu trắc nghiệm 4 đáp án và 1 câu điền đáp án. Phạm vi kiến thức thuộc chương trình sinh học 11 (30%) và sinh học 12 (70%).

Mức độ câu hỏi của môn Sinh học trong kì thi đánh giá năng lực bao gồm:

- Mức độ nhận biết: 20%

- Mức độ thông hiểu: 60%

- Mức độ vận dụng: 20%

Mục tiêu của bài thi môn Sinh học là giúp đánh giá được năng lực sinh học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần năng lực: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 

Các chuyên đề trọng tâm khi ôn tập môn sinh học:

- Sinh học 11: Sinh học cơ thể (động vật, thực vật)

- Sinh học 12: Di truyền học, tiến hóa và sinh thái học.

- Ngoài ra, đôi khi bài thi cũng sẽ đề cập đến một vài kiến thức thực tiễn cuộc sống như ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, y học...

Vậy để làm tốt môn Sinh học trong bài thi ĐGNL ĐHQGHN, chúng ta cần ôn tập kĩ các kiến thức được học trong SGK vì các câu hỏi nằm ở mức độ thông hiểu là chủ yếu. Riêng về phần điền đáp án, sẽ chỉ có 1 câu liên quan đến tính toán di truyền, biến dị và cơ chế di truyền. Phần này đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức và biết vận dụng kiến thức được học để giải bài toán.

2. ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MÔN SINH – ĐHQG TP.HCM

Cấu trúc bài thi môn Sinh học trong kì thi đánh giá năng lực bao gồm 6 câu hỏi với 4 câu hỏi đơn và 2 bài đọc hiểu. 

- 4 câu đơn: hình thức trắc nghiệm 4 đáp án.

- 2 câu đọc hiểu: dựa vào thông tin được cung cấp liên quan đến kiến thức sinh học để trả lời các câu hỏi con. Hình thức các câu hỏi con là trắc nghiệm 4 đáp án. 

Mục tiêu của bài thi môn Sinh học là giúp đánh giá được năng lực và tư duy sinh học: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng tư duy đọc hiểu và xử lí thông tin.

Các chuyên đề trọng tâm khi ôn tập môn sinh học:

- Sinh học 11: Sinh học cơ thể (động vật, thực vật).

- Sinh học 12: Di truyền học, tiến hóa và sinh thái học.

- Ngoài ra, đôi khi bài thi cũng sẽ đề cập đến một vài kiến thức về sinh học tế bào, vi sinh vật, virus; kiến thức thực tiễn như ứng dụng công nghệ sinh học trong y học, nông nghiệp....

Vậy để làm tốt môn Sinh học trong bài thi ĐGNL ĐHQG TP.HCM, chúng ta cần:

- Ôn tập kĩ các kiến thức được học trong SGK. 

- Đối với bài đọc hiểu, chúng ta cũng cần rèn luyện thật tốt phương pháp, kĩ năng tư duy, đọc hiểu và xử lí thông tin.

3. ĐIỂM CHUNG CỦA HAI KÌ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

Mặc dù cấu trúc và hình thức thi khác nhau nhưng hai kì thi đánh giá năng lực trên cũng có những điểm chung về bài thi môn Sinh Học như sau:

Về kiến thức, hai kì thi khá tương đồng nhau:

- Sinh học 11: Sinh học cơ thể (động vật, thực vật).

- Sinh học 12: Di truyền học, tiến hóa và sinh thái học.

Ngoài ra, đôi khi bài thi cũng sẽ đề cập đến một vài kiến thức về ứng dụng thực tiễn.

Về phương pháp ôn thi:

* Ôn tập phần lý thuyết

- Xác định các vùng kiến thức cần ôn tập.

- Chia nhỏ các vùng kiến thức, tránh học một cách ôm đồm.

Ví dụ: Sinh học cơ thể => Chuyển hóa vật chất và năng lượng; cảm ứng; sinh trưởng và phát triển; sinh sản.

Sinh sản => Sinh sản ở thực vật; sinh sản ở động vật.

Sinh sản ở thực vật => Sinh sản vô tính; sinh sản hữu tính.

- Không ghi chép kiến thức một cách lan man mà ghi chép dưới dạng sơ đồ tư duy, bảng biểu một cách ngắn gọn và dễ nhìn.

* Ôn tập phần bài tập

- Tổng hợp các công thức và cách làm các dạng bài 

- Nên học các dạng bài tập kèm theo kiến thức lí thuyết phần đó sẽ dễ hiểu và nhớ lâu hơn.

- Luyện bài tập với độ khó tăng dần (nhận biết > thông hiểu > vận dụng), đối với môn sinh học trong kì thi ĐGNL ĐHQGHN sẽ không có bài tập vận dụng cao.

Em có thể tham khảo đề minh hoạ Đánh giá năng lực các năm, phạm vi kiến thức chi tiết và thi thử MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Nguồn: Tuyensinh247/Tổng hợp: Danhgianangluc.info

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...