Ôn thi ĐGNL 2023: Những cái gặp hoài mà vẫn sai

Cập nhật lúc: 10:24 23-11-2022 Mục tin: Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực


Bí quyết ôn thi đánh giá năng lực 2023. Những cái gặp hoài mà vẫn sai - tránh bẫy Tiếng Việt. Phân biệt ẩn dụ - hoán dụ, miêu tả - tự sự - biểu cảm. Dấu hiệu nhận biết phong cách ngôn ngữ.

NHỮNG CÁI GẶP HOÀI NHƯNG SAI MÃI..

TRÁNH BẪY TIẾNG VIỆT

Phân biệt
  • Ẩn dụ, hoán dụ

 Ẩn dụ: hai sự vật có mối quan hệ tương đồng

 Hoán dụ:hai sự vật có mối quan hệ tương cận, có sự gần gũi nhau

 Mẹo: Khi đã tìm được từ cần xác định là ẩn/hoán dụ thì đem đi so sánh với sự vật mình nghĩ đến, nếu so sánh được(nghĩa là hợp lý về logic) thì là ẩn dụ, không thì là hoán dụ

Ví dụ:

“Tay ta tay búa tay cày

Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình.”

Hỏi: "Tay" trong "tay búa" là ẩn dụ hay hoán dụ

Tay búa trong trường hợp này làm liên tưởng đến người cầm búa. Thử so sánh: "Tay búa như người cầm búa" thấy không hợp lý vì tay búa không thể giống như người cầm búa được, bởi một cái là một bộ phận còn kia là cả một con người, mối quan hệ này không thể là mối quan hệ tương đồng. Vậy đây không phải là biện pháp tu từ ẩn dụ mà phải là phép tu từ hoán dụ.

Ví dụ khác:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời (*) trong lăng rất đỏ"

(Viếng lăng Bác)

Hỏi" Mặt trời" (*) ẩn dụ hay hoán dụ

Thử so sánh: "Bác như mặt trời" -> Bác sáng, chói như mặt trời -> hợp lý -> ẩn dụ

Kết luận: Ẩn dụ thường là 2 vật giống nhau về tính chất gì đó còn hoán dụ thì là 2 vật có nét gần gũi tương tự về ngoại hình.

  • Miêu tả, tự sự, biểu cảm

 Miêu tả: Con mèo nhà tôi màu vàng => tưởng tượng được hình dáng của vật được nhắc đến

 Tự sự: Con mèo nhà tôi biết bắt chuột => kể cho ta biết một sự kiện, không bộc lộ cảm xúc nào của người viết

 Biểu cảm: Con mèo nhà tôi biết bắt chuột giỏi lắm => bộc lộ cảm xúc của người viết

Tương tự đối với đoạn văn, dùng để làm câu hỏi về phương thức biểu đạt chính

  • Dấu hiệu nhận biết phong cách ngôn ngữ

 Nghệ thuật: truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí,ca dao, vè, thơ,kịch, chèo, tuồng,..

 Sinh hoạt: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

 Báo chí: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,..

 Chính luận: Mang tính chính trị

 Khoa học: Gây buồn ngủ 

 Hành chính-công vụ: Không ra đâu 

=> Nắm chắc 3 câu trong tay nha. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Tổng hợp: Danhgianangluc.info

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá năng lực vào trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, thi đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội, các khối trường công an và kì thi đánh giá tư duy vào Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGNL là gi, Đề thi đánh giá năng lực cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...